
Hiện nay, không ít người vẫn nghĩ, người mắc
ung thư máu nếu ăn uống đủ chất sẽ giúp các tế bào ung thư phát triển. Tuy
nhiên, theo BS Vũ Quang Hưng, Phó trưởng Khoa Điều trị hóa chất H7, Viện Huyết học
- Truyền máu Trung ương đó là suy nghĩ rất sai lầm.
Bởi, nếu người bệnh muốn nâng cao thể trạng để chống đỡ bệnh ung thư, điều đầu tiên là phải có chế độ ăn và uống đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, khi đó tự cơ thể sẽ có khả năng nâng cao sức chống lại bệnh tật và những tác nhân gây bệnh.
Vì vậy, người bệnh nên ăn những đồ ăn có đủ dinh dưỡng, đồ ăn được chế biến chín, dưới dạng dễ tiêu hóa, đồ uống cần đảm bảo tổng lượng nước theo nhu cầu, nên chia nhỏ các bữa ăn, nhất là trong những đợt hóa trị kéo dài và thuốc hóa chất thường gây các tác dụng phụ trên cơ quan tiêu hóa, như buồn nôn và nôn sau ăn, loét niêm mạc miệng…
Ảnh: BSCC
Bên cạnh đó, việc chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho người bệnh cũng rất quan trọng, việc giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng, tắm rửa sạch để tránh được những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào người bệnh.
"Một trong những tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh ung thư sẽ gây ra việc rụng tóc, rụng tóc làm cho vệ sinh cá nhân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu tóc rụng trong đúng thời kỳ điều trị hóa chất, người bệnh sẽ rất khó vệ sinh và mái tóc lại trở thành ổ vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh, cư trú ở đó. Và từ đấy, nó xâm nhập vào cơ thể và làm cho người bệnh nhiễm khuẩn rất nhanh" - BS Vũ Quang Hưng cho biết.
Vì vậy các bác sĩ thường chủ động cắt tóc sớm cho bệnh nhân trước khi điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư máu, cắt trước khi tóc rụng sẽ giúp người bệnh vệ sinh sạch sẽ và không lo lắng nhiều mỗi khi thấy tóc bị rụng từng mảng.
Trao đổi với VTV News, ThS. BS Vũ Quang Hưng, Phó trưởng Khoa Điều trị hóa chất H7, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, hiện nay điều trị ung thư có 3 nhóm điều trị chính:
1. Sử dụng đa hóa trị liệu: Đây là cách điều trị được áp dụng với nhiều thể bệnh ung thư máu, như bệnh lơ xê mi cấp dòng tủy và dòng lympho. Tuy nhiên, liệu pháp này hiện gặp nhiều khó khăn vì tỷ tệ đẩy lùi tế bào ung thư thấp và quá trình điều trị có nhiều biến chứng do thuốc hóa chất gây nên. Có trường hợp chỉ đẩy lui được tế bào ung thư một phần hoặc có thể không đẩy lùi được vì tế bào ung thư kháng thuốc điều trị.
Ảnh: BSCC
2. Sử dụng thuốc điều trị nhắm đích: Dựa trên những phát hiện về cơ chế bệnh sinh và đặc biệt là việc phát hiện chính xác các gen gây bệnh ung thư máu, là nền tảng cho các nghiên cứu điều trị và áp dụng các thuốc giúp cơ thể sửa chữa những rối loạn gây nên bệnh ung thư. Đây là những tiến bộ mới giúp người bệnh có cơ hội đẩy lùi tế bào ung thư lâu dài và hướng đến việc chữa khỏi bệnh ung thư.
3. Điều trị bằng liệu pháp ghép tế bào gốc tạo máu: Để điều trị ghép tế bào gốc trong bệnh ung thư máu, người bệnh cần phải đạt được trạng thái lui bệnh trước ghép. Nguồn tế bào gốc tạo máu có thể lấy từ chính người bị bệnh để ghép tự thân, hoặc tế bào gốc có nguồn từ người hiến là anh/chị em cùng huyết thống trong cùng gia đình và phải phù hợp HLA, hoặc nguồn tế bào gốc từ máu dây rốn tại ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng động phù hợp HLA với người bệnh.
"Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng
hợp lý, một liệu pháp vô cùng quan trọng đó là trị liệu về mặt tâm lý cho bệnh
nhân ung thư. Người mắc ung thư, tâm lý sẽ vô cùng nặng nề, vì vậy, sự chia
sẻ thông tin sớm và đúng mực của bác sĩ điều trị sẽ giúp người bệnh có hiểu biết
về căn bệnh mình đang mắc và các thông tin cần thiết trong quá trình điều trị." - BS. Vũ Quang Hưng chia sẻ.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Theo thống kê trong tuần 37, cả nước ghi nhận 5.250 ca mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong.
VTV.vn - Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng bệnh thể chất và sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn nhận thức.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi, vào viện với tình trạng mệt mỏi, phù to toàn thân, tiểu ít, bụng chướng căng, huyết áp hạ do tự ý ngừng thuốc trong quá trình điều trị hội chứng thận hư.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) lần đầu tiên thực hiện ca phẫu thuật nang nhái sàn miệng dưới lưỡi hiếm gặp cho bệnh nhân nữ 32 tuổi.
VTV.vn - Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi bị tổn thương gân, cơ, cứng khớp cổ tay, bàn tay phải do bị điện giật.
VTV.vn - Trên địa bàn tỉnh Lào Cai vừa ghi nhận vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm làm 5 học sinh phải nhập viện.
VTV.vn - Rau ngổ là loại rau gia vị được nhiều người biết đến, nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng của loại rau này với sức khoẻ.
VTV.vn - Tổ chức tiêm phòng bệnh dại chó, mèo nhằm giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh dại và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh cho chó, mèo
VTV.vn - Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết thông qua hợp tác chiến lược giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và đơn vị thuộc Tập đoàn Takeda.
VTV.vn - Mặc dù mưa to, nước lũ dâng cao, nhưng khi nghe tin một sản phụ sinh khó, các y bác sĩ huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, vẫn tức tốc lên đường hỗ trợ.
VTV.vn - Bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp và lưu hành ở hầu hết tỉnh, thành phố dẫn đến áp lực trong điều trị, nhất là các bệnh viện tuyến cuối.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa can thiệp nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP) lấy sỏi ống mật chủ giúp cụ bà 98 tuổi bị sốc nhiễm trùng đường mật nguy kịch.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt cao liên tục kèm đi ngoài phân lỏng hơn 20 lần một ngày, bệnh nhi được gia đình đưa đi khám nhưng tình trạng đã chuyển nặng nguy kịch.
VTV.vn - Đây là nội dung công văn của Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ.
VTV.vn - Ngày 29/9, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, vừa ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản tại huyện Krông Pắc.