Đề cập về thông tin đã xảy ra một số phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại một số nước châu Âu, GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết: Lãnh đạo Bộ Y tế đã nghe báo cáo và phân tích từ các đơn vị triển khai Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, các chuyên gia, nhà khoa học, các thông tin từ Cơ quan Dược châu Âu (EMA) và các quốc gia cho thấy chưa tìm ra sự liên quan giữa những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm chủng với vaccine AstraZeneca, một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu. Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.
"Việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm. Nếu có phản ứng, thì được theo dõi tiếp tại phòng bệnh trong 24 giờ. Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong những ngày sau đó và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Đây là quy trình được Bộ Y tế chỉ đạo hết sức chặt chẽ. Tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy" - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
Vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca của hãng AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng vaccine trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2.
Tại Việt Nam, để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng vaccine có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Sau khi lô vaccine đầu tiên về đến Việt Nam, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca đã được Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế tiến hành lấy mẫu kiểm định theo quy định và có giấy chứng nhận xuất xưởng ngày 4/3.
Để đảm bảo an toàn trước khi triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, ngày 6/3, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về hướng dẫn sử dụng và tổ chức tiêm chủng vaccine COVID-19 bao gồm đối tượng sử dụng, chỉ định, chống chỉ định của vaccine, sử dụng phiếu sàng lọc trước tiêm chủng để thực hiện khám sàng lọc nhằm đảm bảo chỉ định đúng. Cán bộ y tế các tuyến cũng đã được các chuyên gia đầu ngành hướng dẫn về theo dõi phát hiện sự cố bất lợi sau tiêm chủng và xử trí trường hợp phản vệ. Đồng thời, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng đã hướng dẫn các tỉnh/thành phố lập kế hoạch chi tiết triển khai và các phương án tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine.
Đến nay, các địa phương đã xây dựng kế hoạch và trình UBND, Sở Y tế ban hành. Quá trình chuẩn bị được thực hiện nghiêm túc. Công tác tổ chức điểm tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng luôn được Chương trình Tiêm chủng Mở rộng đặt lên hàng đầu. Trước khi đưa vaccine vào triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng được Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Đặc biệt, trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Trong quá trình triển khai, người đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc trước tiêm chủng và yêu cầu khai báo về tình trạng sức khỏe, bệnh nền và các mũi tiêm chủng trong thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp. Đồng thời, người đến tiêm chủng được tư vấn đầy đủ về tác dụng và những sự cố bất lợi có thể xảy ra, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm đều được theo dõi và báo cáo.
Để đảm bảo xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm chủng, các điểm tiêm chủng đều được trang thiết bị phòng chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Các đội cấp cứu lưu động thường xuyên túc trực để hỗ trợ các điểm tiêm trong trường hợp cần thiết. Qua bốn ngày triển khai từ 8 - 11/3, trong số 1.585 mũi tiêm đã thực hiện tại 13 cơ sở của 9 tỉnh/thành phố, các tuyến đã ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm, hầu hết các trường hợp này là phản ứng thông thường như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… và 5 trường hợp phản vệ độ 2 (2 trường hợp đã hồi phục và ra viện, 3 trường hợp đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi), 2 trường hợp tiêu chảy và 1 trường hợp kẹt huyết áp.
Kết quả cho thấy, các cơ sở tiêm chủng đều thực hiện nghiêm túc việc khám sàng lọc, chỉ định, chống chỉ định và giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Việc xử trí đối với các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng đã được các cơ sở tiêm chủng thực hiện tốt và đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêm chủng. Thông tin về kết quả triển khai và tình hình phản ứng sau tiêm chủng được cập nhật và báo cáo hàng ngày.
Có thể thấy, công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các điểm tiêm chủng.
Đây là vaccine mới đưa vào sử dụng, vì vậy các dữ liệu về hiệu quả cũng như tính an toàn trên thế giới vẫn đang được Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế các nước và các nhà sản xuất theo dõi, cập nhật thường xuyên. Bộ Y tế khuyến cáo người dân khai báo đầy đủ cho cán bộ y tế về tiền sử dị ứng và các bệnh cho cán bộ y tế, chủ động theo dõi sức khỏe.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.