Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) lan rộng tại nhiều khu vực trên thế giới. Theo số liệu thống kê của WHO, tỷ lệ mắc bệnh SXH đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây. WHO ước tính có đến 390 triệu trường hợp nhiễm virus dengue mỗi năm, trong đó 96 triệu có biểu hiện lâm sàng với nhiều mức độ nặng khác nhau của bệnh. Số trường hợp mắc bệnh SXH được báo cáo đã tăng từ 2,2 triệu ca trong năm 2010 lên 3,2 triệu ca trong năm 2015.
WHO ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 người mắc bệnh SXH nặng cần nhập viện điều trị và có khoảng 2,5% trường hợp tử vong. Tuy nhiên, nhờ có sự cải thiện đáng kể năng lực y tế nên số ca SXH nặng tử vong đã giảm 28% từ năm 2010 đến năm 2016.
Nếu như trước năm 1970, chỉ có 9 nước đã trải qua dịch bệnh SXH nghiêm trọng, hiện nay, căn bệnh này đang lưu hành tại hơn 100 quốc gia trong các khu vực theo cách phân chia của WHO, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó, châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Số trường hợp mắc bệnh SXH tại 3 khu vực này đã vượt quá 1,2 triệu lượt trong năm 2008 và hơn 3,2 triệu trong năm 2015, gần đây, số trường hợp mắc được báo cáo tiếp tục tăng. Riêng trong năm 2015, đã có 2,35 triệu trường hợp SXH được báo cáo ở châu Mỹ, trong đó 10.200 trường hợp được chẩn đoán là SXH nặng, 1.181 ca tử vong.
Năm 2010, đã có sự đe dọa bùng phát bệnh SXH ở châu Âu khi một số trường hợp nhập cảnh vào các nước tại khu vực này bị mắc bệnh SXH. Năm 2012, một đợt bùng phát SXH trên đảo Madeira của Bồ Đào Nha dẫn đến hơn 2.000 trường hợp mắc bệnh, nguyên nhân của dịch bệnh được xác định là các trường hợp du khách nhập cảnh trở về từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Năm 2014, các chuyên gia cũng phát hiện sự gia tăng về số ca mắc SXH ở Trung Quốc, Quần đảo Cook, Fiji, Malaysia và Vanuatu. Virus Dengue type 3 (DEN 3) đã ảnh hưởng đến các quốc đảo Thái Bình Dương sau hơn 10 năm im lặng. Ngay cả Nhật Bản, SXH cũng đã được báo cáo xuất hiện trở lại sau hơn 70 năm bị xóa sổ.
Năm 2015, tại Delhi, Ấn Độ, đã ghi nhận sự bùng phát SXH dữ dội nhất kể từ năm 2006 với hơn 15.000 trường hợp mắc. Tại đảo Hawaii-Mỹ, một ổ dịch với 181 trường hợp mắc đã được báo cáo trong năm 2015 và tiếp tục lây lan liên tục trong năm 2016. Các quốc đảo Thái Bình Dương như Fiji, Tonga và Polynesia cũng tiếp tục ghi nhận các trường hợp SXH mới mắc.
Năm 2016 là năm mà dịch SXH bùng phát trên toàn thế giới. Tại khu vực châu Mỹ, có hơn 2,38 triệu trường hợp mắc, trong đó, Brazil có hơn 1,5 triệu trường hợp, cao hơn gần 3 lần so với năm 2014. Được biết, đã có 1.032 ca SXH tử vong tại khu vực này. Ngoài ra, khu vực Tây Thái Bình Dương có hơn 375.000 trường hợp nghi ngờ mắc SXH trong năm 2016, trong đó, Philippines có 176.411 trường hợp và Malaysia 100.028 trường hợp. Quần đảo Solomon báo cáo có một ổ dịch với hơn 7.000 ca nghi ngờ SXH. Tại khu vực Châu Phi, Burkina Faso báo cáo có một đợt bùng phát SXH cục bộ với 1.061 trường hợp mắc.
Năm 2017, châu Mỹ có mức giảm mắc SXH đáng kể từ hơn 2 triệu trường hợp trong năm 2016 giảm xuống còn 584.263 trong năm 2017, tương đương giảm 73%. Panama, Peru và Aruba là những nước duy nhất báo cáo có gia tăng ca mắc SXH trong năm 2017 nhưng số ca sốt xuất huyết nặng giảm 53%. Trong quý 1/2018, các nước này tiếp tục giảm 27% so với cùng kỳ năm 2017. Nhưng đầu năm 2018, Paraguay và Argentina đã báo cáo bùng phát dịch SXH. Khu vực Tây Thái Bình Dương báo cáo đã bùng phát SXH ở một số quốc gia với sự lưu hành các mẫu huyết thanh DEN-1 và DEN-2.
Năm 2018, dịch SXH đã được báo cáo từ Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia Pakistan, Philippines, Thái Lan và Yemen. Riêng Việt Nam, cứ đến thời điểm từ tháng 4 đến tháng 11, dịch SXH lại có nguy cơ bùng phát do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi mang virus sinh sản. Trong năm 2017, số lượng người mắc bệnh SXH tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm tăng cao kỷ lục, bằng tổng số ca nhiễm bệnh trong năm 2016.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 52 tuổi bị liệt nửa người phải khi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng; nam bệnh nhân 59 tuổi thì nói đớ, yếu nửa người trái sau khi tắm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai hơn 1 tuổi, ngụ tại Tây Ninh, trong tình trạng khó thở tím tái.
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Cùng với đó, có hơn một nửa người trưởng thành tại nước ta chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa Thu Đông, nhiệt độ thay đổi thất thường là yếu tố khiến người cao tuổi và trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao.