Đại dương đóng vai trò then chốt trong hệ thống khí hậu toàn cầu

Quỳnh Chi (Theo UiBb.no)-Thứ tư, ngày 24/03/2021 07:03 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Đại dương thực hiện vai trò này bằng cách hấp thụ một lượng lớn nhiệt trên Trái đất, chuyển nhiệt từ vùng ấm sang vùng lạnh, giải phóng nhiệt và độ ẩm cho khí quyển.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu cách đại dương tương tác với các phần khác của hệ thống khí hậu Trái đất gồm đất, khí quyển, băng biển và các sinh vật sống. Hệ thống khí hậu kết nối đất đai, khí quyển, đại dương và sự sống trên Trái đất.

Khả năng hấp thụ nhiệt lớn là một trong những chức năng quan trọng của đại dương. Hơn 4/5 tổng lượng nhiệt gia tăng của toàn Trái đất trong nửa sau của thế kỷ 20 được ước tính là do các đại dương trên thế giới hấp thụ. Đại dương giải phóng nhiệt cho bầu khí quyển, làm nóng bầu khí quyển giúp tăng cường hệ thống gió, từ đó thúc đẩy các dòng chảy ở thượng lưu đại dương.

Đại dương đóng vai trò then chốt trong hệ thống khí hậu toàn cầu - Ảnh 1.

Khả năng hấp thụ nhiệt lớn là một trong những chức năng quan trọng của đại dương. (Ảnh: AP)

Các dòng hải lưu vận chuyển nước ấm đến những vùng ở vĩ độ cao, tại đó sự mất nhiệt tiếp tục xảy ra và nước trở nên đặc hơn, dẫn đến sự pha trộn các dòng đối lưu. Sự hình thành của băng trên biển làm lạnh nước một cách hiệu quả và làm cho nước mặn hơn, tạo ra các vùng nước đáy lạnh, dày đặc lan truyền qua các đại dương trên thế giới như một phần của hoàn lưu nhiệt. Lớp phủ băng cách nhiệt nước và ngăn cản sự tương tác trực tiếp với khí quyển vào mùa đông; nó cũng có suất phản chiếu cao hơn so với vùng nước mặt thoáng tối.

Khí hậu tạo điều kiện cho các sinh vật sống trên đất liền và dưới biển. Đồng thời, sự sống trên Trái đất tác động đến khí hậu. Thực vật phù du trên biển làm thay đổi nồng độ khí nhà kính và sol khí trong khí quyển. Nghiên cứu chú trọng vào sự kết hợp vật lý của đại dương với khí quyển (tương tác không khí - biển), với đất liền (tương tác đất - đại dương) và với băng biển ở các vùng cực (đại dương - băng quyển); ảnh hưởng của môi trường vật chất đến sinh vật biển (đại dương - sinh quyển).

Hơn 14 triệu tấn vi hạt nhựa nằm sâu dưới đáy đại dương Hơn 14 triệu tấn vi hạt nhựa nằm sâu dưới đáy đại dương

VTV.vn - Có hơn 14 triệu tấn vi hạt nhựa đang nằm sâu dưới đáy các đại dương trên thế giới. Đây là kết quả của 1 nghiên cứu mới được các nhà khoa học tại Australia công bố.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước