Lời khuyên cho việc dung nạp chất béo tối ưu là gì?

Quỳnh Chi (Theo Science Alert)-Thứ sáu, ngày 16/07/2021 08:54 GMT+7

(Ảnh minh họa: Science Alert)

VTV.vn - Trong một thời gian dài, người dân được khuyến cáo tránh xa hoàn toàn chất béo, tuy nhiên gần đây, chất béo đã được sử dụng trở lại nhưng chỉ với một số loại nhất định.

Với rất nhiều thông tin trái chiều, không có gì lạ khi nhiều người hoang mang không biết có nên ăn và nên ăn những loại chất béo nào. Dưới đây là một số lý do tại sao những lời khuyên về chất béo lại rất mơ hồ và bạn thực sự nên ăn bao nhiêu chất béo.

Một số chất béo là cần thiết trong chế độ ăn uống của chúng ta vì chúng cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin, bao gồm vitamin A, D và E. Tuy nhiên, có nhiều loại chất béo khác nhau và việc ăn quá nhiều một số loại có thể gây hại cho sức khỏe con người. Chất béo không bão hòa (còn được gọi là chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa) được gọi là chất béo "tốt" và rất quan trọng để giúp chúng ta giảm cholesterol, giữ cho trái tim khỏe mạnh. Chất béo không bão hòa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như quả bơ, quả ô liu hoặc đậu phộng và cá.

Chất béo bão hòa có thể có hại trong trường hợp ăn quá nhiều và có thể làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa cũng có thể làm tăng mức cholesterol. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bao gồm bơ, pho mát, thịt xông khói, bánh quy và thực phẩm chiên rán.

Chất béo rất quan trọng

Các cơ quan y tế trên toàn thế giới thống nhất rằng, chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, người dân không nên nhận quá 30% lượng calo hàng ngày từ chất béo, trong đó chỉ 10% lượng calo này là từ chất béo bão hòa và ít hơn 1% từ chất béo chuyển hóa.

Tương tự, cơ quan y tế tại Anh cũng đưa ra khuyến nghị hạn chế chất béo bão hòa chỉ ở mức 10% lượng calo hàng ngày, tương đương khoảng 30g chất béo mỗi ngày đối với nam giới (khoảng 270 calo) và 20g đối với phụ nữ (180 calo).

Trong khi đó, theo các khuyến cáo về sức khỏe ở châu Âu, chất béo nên chiếm từ 20 - 35% tổng lượng calo hàng ngày của chúng ta, đồng thời không có khuyến nghị nào về lượng calo nên nạp từ chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, chỉ là nên hạn chế. Ở Mỹ, người dân được khuyên hạn chế ăn chất béo bão hòa dưới 10% lượng calo hàng ngày.

Vì vậy, trong khi dường như có sự thống nhất về việc người béo nên ăn với liều lượng bao nhiêu, trong các khuyến nghị nói trên có sự không thống nhất, thậm chí khác nhau về lượng chất béo mà chúng ta nên ăn. Điều này có thể giải thích vì sao người dân bị nhầm lẫn hoặc còn mơ hồ về việc có nên ăn chất béo hay không và nên ăn bao nhiêu.

Lời khuyên gây hiểu lầm

Bên cạnh những khuyến cáo không thống nhất, còn có những thông tin không chính xác. Điều này làm cho các khuyến nghị về việc ăn chất béo trở nên phức tạp hơn. Cũng có nhiều lời khuyên quá đơn giản, có thể vô tình gây hiểu lầm.

Cách dễ nhất để không sử dụng chất béo bão hòa là tránh các loại thực phẩm như bánh nướng, bánh ngọt và bánh quy. Những thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa và có xu hướng là nguồn cung cấp chất béo nhiều nhất trong chế độ ăn của hầu hết người dân.

Nghiên cứu cho thấy rằng, chúng ta nên nạp khoảng 1/3 năng lượng từ chất béo, 2/3 trong số này là chất béo không bão hòa.

Loại thực phẩm khác nhau sẽ chứa các loại chất béo và mức độ chất béo khác nhau. Ví dụ, quả bơ và bánh nướng đều chứa nhiều chất béo, nhưng quả bơ có nhiều chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch và có thể làm giảm cholesterol. Ngược lại, bánh nướng có nhiều chất béo bão hòa, có thể có hại cho tim và tăng cholesterol.

Cách dễ nhất để đảm bảo bạn đang ăn đủ chất béo cần thiết là tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như bơ, pho mát cứng, bánh nướng, bánh quy, bánh ngọt, thịt chế biến sẵn và khoai tây chiên giòn. Những loại thực phẩm này còn chứa nhiều muối, carbohydrate và đường, do đó cũng có thể gây hại cho sức khỏe như tăng nguy cơ cao huyết áp.

Thay vào đó, hãy bổ sung các nguồn chất béo lành mạnh như quả bơ, quả ô liu, các loại hạt và cá. Điều này sẽ đảm bảo rằng, bạn không chỉ nhận đủ lượng chất béo cần thiết trong chế độ ăn uống của mình mà còn nhận được đúng loại chất béo (khoảng 75g mỗi ngày đối với phụ nữ và 90g đối với nam giới).

Loại bỏ chất béo trong khẩu phần ăn, gây tác hại gì? Loại bỏ chất béo trong khẩu phần ăn, gây tác hại gì?

VTV.vn - Bên cạnh những người rất thích ăn đồ dầu mỡ lại có những người sợ béo, sử dụng rất ít, thậm chí loại bỏ chất béo khỏi khẩu phần dinh dưỡng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước