Để khắc phục, nhiều bang đang gấp rút xây dựng hệ thống dữ liệu môi trường nhằm giúp người dân và chính quyền hạn chế vấn nạn này.
Karlaine Francisco, 17 tuổi, đã phát hiện mình bị hen suyễn cách đây 9 năm. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên với các cư dân nghèo ở thị trấn Nam Stockton này, bởi nơi đây có tỷ lệ người dân bị hen suyễn cao nhất nước Mỹ.
Chị Karlaine Francisco - Thị trấn Nam Stockton, Mỹ chia sẻ: "Tôi lớn lên trong trường với tất cả mọi người đều mắc bệnh hen suyễn. Đó không phải là điều hiếm gặp đối với mọi người. Tôi đã nói: Ồ tôi mắc bệnh rồi".
Từ những năm 1950, thị trấn này đã mọc lên các đường cao tốc. Rồi các nhà máy, với những cột khói hàng ngày xả thải ra môi trường. Hậu quả là, những người dân nghèo ở Nam Stockton sống chung với ô nhiễm và căn bệnh hen suyễn. Điều đáng nói là đa số họ cũng không hiểu vì sao mình mắc bệnh này.
Litte Manila Rising được triển khai, lắp đặt thiết bị cảm biến cho các hộ dân.
Một dự án có tên Litte Manila Rising được triển khai, lắp đặt thiết bị cảm biến cho các hộ dân. Đây là một phần trong nỗ lực giúp đỡ các bệnh nhân bị hen suyễn. Thiết bị này cung cấp bản đồ dữ liệu về ô nhiễm không khí hay nguồn nước.
Với dữ liệu có được cập nhật ngay trên điện thoại đã giúp Francisco biết cách kiểm soát được bệnh tật và thay đổi thói quen. Thay vì chơi các môn thể thao ngoài trời, cô cho biết đã chuyển hẳn sang chơi bóng chuyền trong nhà.
Việc nâng cấp các cơ sở dữ liệu về môi trường giúp người dân Nam Stockton hiểu các yếu tố nào khiến họ bị mắc hen suyễn. Điều này cũng cho thấy sự cần thiết trong việc phát triển năng lượng sạch, các ngành công nghiệp xanh nhằm bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ chính sức khỏe người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!