Chuyên mục

Đưa nông sản đồng bằng vào chuỗi giá trị toàn cầu

VTV Digital - 25/12/2020 - 12:06 - Tiêu dùng

VTV.vn - Do tác động của dịch COVID-19, một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của nước ta vẫn đạt giá trị cao hơn so với cùng kỳ.

Tính chung 11 tháng của năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo tăng 10,4%, tôm tăng 9,7%, rau quả tăng 7,7%. Những con số này có được nhờ giải pháp xúc tiến thị trường cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng, cũng là nền tảng để những thế mạnh nông sản của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực, nhiều loại nông sản của ĐBSCL đã tự tin vươn mình ra biển lớn. Chỉ riêng mặt hàng trái cây, dự kiến sẽ tăng khoảng 20% ở thị trường EU trong năm nay. Con số hơn 1.700 vùng trồng và 1.200 cơ sở đóng gói xuất khẩu được cấp mã số là minh chứng tốt nhất cho cách làm ăn bài bản thời hội nhập.

Đưa nông sản đồng bằng vào chuỗi giá trị toàn cầu - Ảnh 1.

Từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực, nhiều loại nông sản của ĐBSCL đã tự tin vươn mình ra biển lớn.

Ngoài xuất khẩu thô, doanh nghiệp còn chú trọng các mặt hàng chế biến để gia tăng giá trị. Ngân hàng Thế giới ước tính nếu thực hiện đầy đủ EVFTA sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng 12% trong giai đoạn 2021 – 2030; riêng với trái cây, tỉ lệ tăng trưởng sẽ là 20%.

Chỉ riêng EU với dân số gần 500 triệu dân, nếu khai thác tốt sẽ là thị trường có ý nghĩa quan trọng, quyết định giá trị cho hạt gạo, con tôm, con cá của bà con nông dân. Quá trình chinh phục thị trường khó tính giá trị này đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng hơn để chuyển mình, góc nhìn từ các chuyên gia và Bộ Nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp mới đây cũng đã chính thức được phê duyệt, là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực tế cho thấy việc áp dụng công nghệ số trong nông nghiệp đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng, qua đó giúp thay đổi cách nông dân quản lý cây trồng, vật nuôi. Không những thế, với việc tích hợp thêm kênh tiêu thụ online, các thế mạnh nông sản ngày càng đi xa hơn, thay vì quẩn quanh vườn nhà.

Đưa nông sản đồng bằng vào chuỗi giá trị toàn cầu - Ảnh 2.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng hơn để chuyển mình.

Ngoài cửa sông, 15 phút 1 lần, dữ liệu về độ mặn, độ phèn từ phao quan trắc được cập nhật đến điện thoại của nông dân. Trong nội đồng, máy cũng báo cho bà con biết khi nào cần lấy nước vào hoặc bơm nước ra. Lúa tốt, ít sâu rầy, không sử dụng quá nhiều phân thuốc nên chất lượng cũng được nâng lên. Sản phẩm làm ra cũng bán được giá cao hơn so với bình thường.

Làm ra sản phẩm chất lượng thôi chưa đủ, nông dân còn mạnh dạn quảng bá. Không thiếu những cách làm hay như bán xoài, bán cam qua mạng hay cao hơn là các sàn thương mại điện tử. Chỉ tính riêng 1 tuần bán hàng đặc sản Đồng Tháp trên sàn Tiki, đã có đến 20 triệu lượt truy cập và doanh thu mang về hơn 500 triệu đồng hay như một số sản phẩm cũng đã có mặt trên các sàn giao dịch Alibaba, Amazon…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.