Chuyên mục

Hậu COVID-19, tư duy mới cho đồ cũ tại Nhật Bản

VTV Digital - 18/01/2021 - 16:46 - Tiêu dùng

VTV.vn - Dịch COVID-19 khiến thị trường mua bán đồ cũ tại Nhật Bản sôi động hơn.

Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, phần lớn người dân Nhật Bản có nhiều phong cách giải trí khác nhau. Nhưng kể từ khi Nhật Bản yêu cầu toàn dân giãn cách xã hội, không có các hoạt động khác, nhiều người Nhật thường xuyên dọn dẹp lại tủ quần áo của mình, họ quyết định chia tay với nhiều đồ cũ qua nền tảng Buysell Technologies – trang web chuyên buôn bán đồ cũ. Công ty sẽ cử đại diện đến tận nhà của khách hàng để thu gom đồ, và sau đó bán lại chúng trên mạng hoặc mang đi đấu giá.

Độ tuổi của các khách hàng tiềm năng cũng tăng lên. Cứ 4 khách hàng, có 3 người trong độ tuổi 50 hoặc lớn hơn, bán kimono, túi xách đắt tiền, trang sức, hay cả bộ sưu tập tem. Ông Kyohei Iwata, Giám đốc điều hành của công ty Buysell Technologies cho biết nhiều người đang tranh thủ giá vàng ở mức cao, đem bán nhẫn và vòng cổ tích trữ trong nhà lâu nay.

Thị trường đồ cũ khổng lồ của Nhật Bản gần như bán mọi thứ, từ sách, trò chơi, đồ điện tử, quần áo cho đến tạp chí, mỹ phẩm và đồ gia dụng. Tất cả đều được sắp xếp gọn gàng tại các khu vực riêng và gắn giá đầy đủ. Ước tính chi tiêu cho đồ cũ của người Nhật đã tăng 40% trong 5 năm qua. Năm 2020, thị trường này đạt gần 18 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng sự tiết kiệm của người tiêu dùng trẻ tuổi đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường đồ cũ. Đặc biệt khi đại dịch COVID-19 bùng phát dẫn đến hàng loạt khó khăn kinh tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi, thời điểm Gen Z bớt… “bốc đồng” khi mua sắm đã tới?

VTV.vn - Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu “Loud Budgeting" (tiết kiệm ồn ào) bắt đầu nở rộ.