Chuyên mục

Sôi động thị trường đấu giá tranh tại Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24 - 21/11/2019 - 13:12 - Tiêu dùng

VTV.vn - Khoảng 3 năm trở lại đây, việc hình thành các nhà đấu giá tranh tại Hà Nội và TP.HCM đã tạo ra một thị trường giao dịch tranh khá sôi động, hấp dẫn giới đầu tư.

Phiên đấu giá tranh mới nhất diễn ra tại Hà Nội. 21 tác phẩm được đấu giá với 11 bức tranh được giao dịch thành công. Tổng giao dịch toàn phiên đạt hơn 2 tỷ 100 triệu đồng.

Tác phẩm có giá gõ búa cao nhất phiên đạt mức giá hơn 740 triệu đồng, bức "Thủy điện Thác Bà" của cố họa sĩ Bùi Trang Chước.

Với 27 phiên đấu giá đã được thực hiện trong hơn 3 năm hoạt động, 721 tác phẩm đấu giá thành công. Trong đó, tác phẩm đạt giá trị gõ búa cao nhất là 280.000 USD, tương đương khoảng 6,4 tỷ đồng. Giá tranh đã cán nhiều mốc kỷ lục, tuy nhiên, theo đại diện nhà đấu giá, giá cả chỉ phản ánh phần nào giá trị tác phẩm.

Ghi nhận tại một nhà đấu giá khác tại Hà Nội, dù mới có 18 tháng hoạt động với 12 phiên đấu giá tranh, nhưng tổng giá trị các tác phẩm đã giao dịch cũng đạt khoảng gần 7 tỷ đồng. Tác phẩm được giao dịch cao nhất đạt ngưỡng 360 triệu đồng.

Thị trường tranh trong tương lai còn rất nhiều tiềm năng, do quy mô thị trường hiện tại còn rất nhỏ so với nội lực vốn có khi nền kinh tế ngày càng ổn định. Việc đấu giá tranh công khai, minh bạch tác giả, tác phẩm và giá trị cũng khiến các nhà sưu tầm hào hứng tham gia vào thị trường này.

Đấu giá tranh quý hiếm thời Phục Hưng được tìm thấy... trong bếp Đấu giá tranh quý hiếm thời Phục Hưng được tìm thấy... trong bếp

VTV.vn - Một bức tranh quý hiếm từ thời Phục Hưng đã được bán với giá lên tới 24 triệu Euro, gấp 4 lần ước tính của Ban tổ chức.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?