Làm sao để tháo gỡ "nốt trầm" trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước?

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 07/01/2020 07:10 GMT+7

VTV.vn - Tương tự như giải ngân đầu tư công, thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang là những điểm tắc nghẽn khiến dòng chảy kinh tế bị chặn lại.

Năm 2019, hoạt động cổ phần hóathoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước không đạt nhiều kết quả như mong đợi. Nếu ví cả kế hoạch 2017 - 2020 là một quãng đường dài phải đi thì đến nay chúng ta mới đi chưa được 1/3 của quãng đường. Như vậy, toàn bộ khối lượng công việc hơn 2/3 quãng đường sẽ dồn vào chỉ trong một năm nay.

Với tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn chậm như trên, kế hoạch và yêu cầu trong năm 2019 sẽ tiếp tục dồn sang năm 2020. Đây là năm cao điểm tiếp tục thực hiện cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn nhưng việc thì nhiều mà thời gian thì không còn bao nhiêu.

Theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2017 - 2020 phải cổ phần hóa 128 doanh nghiệp, tuy nhiên, tới nay mới thực hiện được 36 doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc còn tới 92 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện cổ phần hóa trong năm nay.

Số lượng lớn doanh nghiệp chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại còn lớn là do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, thành phố Hà Nội còn phải cổ phần hóa 13 doanh nghiệp, chiếm 14% kế hoạch; TP. Hồ Chí Minh cổ phần hóa 38 doanh nghiệp, chiếm 40% kế hoạch.

Một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước đã trình chủ sở hữu phương án cơ cấu lại, đang xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tương tự cổ phần hóa, thoái vốn phải đạt khoảng 60.000 tỷ đồng nhưng mới thực hiện thoái vốn được hơn 7% kế hoạch. Vẫn còn tới hơn 93% kế hoạch chưa thực hiện được. Mục tiêu đặt ra năm 2020 là sẽ phải nộp 250.000 tỷ đồng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn về ngân sách Nhà nước.

Tuyên truyền, giải thích pháp luật, công bố danh sách, tăng cường thanh, kiểm tra để xử lý vi phạm và hàng loạt các các chế tài khác đã được áp dụng... Tuy nhiên, trong 2 năm qua, chỉ có 146 doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn chứng khoán, bằng có 20% tổng số doanh nghiệp buộc phải tuân thủ quy định này.

Có thể là do quá trình quy trình, thủ tục phê duyệt vẫn còn là chưa thông suốt và đôi khi hơi lâu. Vẫn còn hơn 700 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch, niêm yết. Đại diện Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết đã áp dụng hình thức phạt tiền với doanh nghiệp vi phạm với mức tối đa là 400 triệu đồng nhưng vẫn không giúp cải thiện tình hình.

Hiện tại, Bộ Tài chính đã công khai danh sách các doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa niêm niêm yết, trong đó ghi rõ đơn vị chủ quản, tên doanh nghiệp, người đứng đầu để làm rõ trách nhiệm và đôn đốc cũng như tránh tình trạng khoán trắng việc niêm yết như thời gian vừa qua.

"Nốt trầm" trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước được kỳ vọng sẽ sớm qua khi các dự thảo văn bản gỡ khó cho hai tiến trình này đang được đặt lên bàn các cơ quan chức năng để ban hành chính sách ngay đầu năm mới 2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước