Mạng xã hội và chống khủng bố: Chọn an ninh quốc gia hay lợi ích khách hàng?

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 19/08/2016 06:33 GMT+7

VTV.vn - Trong khi giới chức muốn các trang mạng xã hội cung cấp thông tin trong cuộc chiến chống khủng bố thì hãng này lại phải đối mặt với việc bảo mật thông tin cho người dùng.

Facebook, Twitter giờ không còn đơn thuần là những trang mạng xã hội mang tính chất giải trí để giao lưu kết bạn, mà đã trở thành một mặt trận mới trong cuộc chiến chống khủng bố và tư tưởng cực đoan.Những phần tử cực đoan đang lợi dụng những góc tối, kẽ hở và sự không biên giới của không gian mạng để gieo tư tưởng cực đoan, kích động âm mưu khủng bố. Đó cũng là nguyên nhân khiến giới chức Đức muốn hợp tác chặt chẽ hơn với ông trùm mạng xã hội Facebook trong cuộc chiến chống khủng bố trong không gian mạng.

Tuy nhiên, thực tế, chính phủ Đức cho rằng Facebook chỉ đáp ứng được 40% yêu cầu cung cấp thông tin của mình. Con số này khá thấp khi so với tỷ lệ cung cấp thông tin của Facebook tại Pháp và Anh. Trong khi đó, Facebook hay các trang mạng xã hội khác cũng đang đứng trước áp lực rất lớn, giữa một bên là đòi hỏi ngày càng tăng của giới chức an ninh về sự hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, còn một bên là những khách hàng muốn được bảo vệ quyền riêng tư.

Từ câu chuyện của nước Đức, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn đánh giá: “Câu chuyện ở không phải là việc ít hay nhiều, đủ hay chưa đủ. Điều đó nằm ở sự khác biệt giữa kỳ vọng của cả hai phía. Với chính phủ Đức, họ muốn có càng nhiều thông tin càng tốt, trong đó có thông tin về những nghi phạm khủng bố. Tuy nhiên, với các trạng mạng xã hội, nhất là Facebook, việc bảo mật thông tin cá nhân cho người dùng là rất quan trọng. Nó được ví như bảo vệ con mắt của chính mình. Lịch sử cho thấy rằng nhiều công ty công nghệ, cũng như trang mạng xã hội đã phải trả giá hoặc phá sản vì không tôn trọng nguyên tắc này".

Theo ông Lê Ngọc Sơn, giới chức Đức đang phải đau đầu khi giải quyết bài toán cân bằng giữa an ninh quốc gia và tự do cá nhân đối với những người dùng mạng xã hội.

"Nước Đức coi tự do ngôn luận, biểu đạt là nguyên tắc sống còn, được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, những phát biểu tiêu cực là hành vi đặc biệt cấm. Nước Đức đang xây dựng riêng bộ luật về những hành vi này. Chính phủ Đức và các trang mạng xã hội thực tế đã đi đến thống nhất thành lập đội đặc nhiệm để xử lý những thông tin dạng này, làm sao để vẫn đảm bảo quyền tự do biểu đạt nhưng tránh được những nội dung cực đoan, khủng bố".

"Thực tế, tháng 12/2015, Facebook, Twitter, Google đã đồng ý xóa nội dung phân biệt chủng tộc và bài ngoại trong vòng 24h theo thỏa thuận với chính phủ Đức. Người ta vẫn làm rất tốt điều đó”, ông Lê Ngọc Sơn cho biết thêm.

Facebook không phải cái tên duy nhất trong thế giới công nghệ phải đối diện với sự lựa chọn khó khăn giữa lợi ích khách hàng và an ninh quốc gia. Trước đó, Apple cũng từng liên quan tới một vụ việc tương tự khi FBI yêu cầu hàng này bẻ khóa chiếc Iphone của một trong những kẻ khủng bố tại San Bernardino. Câu chuyện mâu thuẫn giữa giới công nghệ và những nhà thực thi pháp luật vẫn chưa tìm được hồi kết, ngay cả ở Đức.

Đức yêu cầu Facebook hợp tác chống khủng bố Đức yêu cầu Facebook hợp tác chống khủng bố

VTV.vn - Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere muốn đẩy mạnh hợp tác với trang mạng xã hội Facebook nhằm góp phần tăng cường an ninh và chống khủng bố.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước