Giờ đây, với sự trợ giúp của công nghệ, chỉ cần 1 cú nhấp chuột, ai cũng có thể biến 1 bức ảnh thành 1 bức tranh. Không chỉ vậy, hiện tượng họa sĩ bỏ qua công đoạn ra hiện trường sáng tác mà lấy luôn ảnh trên mạng về để chép lại thành tranh cũng diễn ra khá phổ biến. Việc làm này liệu có bị coi là vi phạm bản quyền? Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của những người trong cuộc.
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Lưu Trọng Đạt (trái) và sản phẩm bị sao chép (phải).
Những bức hình về các em bé trong khu cách ly được nhiếp ảnh gia Lưu Trọng Đạt ghi lại tại tỉnh Hòa Bình. Bộ ảnh của anh đã nhận được sự chia sẻ lớn trong cộng đồng. Thế nhưng, sau đó, những bức hình này lại được nhiều cá nhân sao chép thành tranh với mục đích đấu giá từ thiện.
Còn với nhiếp ảnh gia Nguyễn Huy Khâm, gần đây nhất, một tác phẩm ảnh của anh đã bị sao chép lại thành tranh để phục vụ mục đích chính trị ở một quốc gia khác.
Mỗi sản phẩm nghệ thuật được tạo ra mang theo công sức, sự dấn thân và sáng tạo của tác giả, bởi vậy, khi được sử dụng đều cần tuân theo quy định của pháp luật.
Mỗi tác phẩm với mong muốn truyền đi những cảm hứng tốt đẹp tới cộng đồng thì cũng cần xuất phát từ những cách làm chuyên nghiệp và tuân theo quy định của pháp luật. Chỉ có như vậy, những tác phẩm mới vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!