Theo Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng và vi khuẩn toàn kháng. Theo đó, tại Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng với 2 nhóm kháng sinh và với tất cả kháng sinh với tỷ lệ tử vong do nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc chiếm 1/2 số ca nhiễm khuẩn. LHQ ước tính, vi khuẩn kháng thuốc cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người mỗi năm trên toàn thế giới với hàng triệu ca bệnh, 35.000 bệnh nhân tử vong mỗi năm ở Mỹ và 25.000 người tử vong mỗi năm tại châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo, đến năm 2050, chi phí điều trị kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100.000 tỷ USD, 10 triệu người tử vong mỗi năm vì kháng kháng sinh. Hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Năm 2019 đánh dấu nhiều vấn đề mới nảy sinh đe dọa sức khỏe cộng đồng trên quy mô toàn cầu, trong đó có sự trỗi dậy và phát triển nhanh chóng của các loại vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị, những bệnh thông thường đang trở thành mối đe dọa mới và nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người.
Thuốc kháng sinh từng là vũ khí đắc lực để chống lại các bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhưng giờ đây vi khuẩn phát triển khả năng đề kháng các loại kháng sinh từng được điều chế để chống lại chúng, tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới không nhanh bằng mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra. Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh, làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, kháng kháng sinh gia tăng chủ yếu do tình trạng lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh trị các bệnh do nhiễm virus, tự mua thuốc uống và tự dừng uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả, Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh.
Việc điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Nguy hiểm hơn nữa là vào thời điểm vi khuẩn đang ngày càng phát triển khả năng kháng kháng sinh, việc sản xuất thuốc kháng sinh lại càng hạn hẹp. Có lẽ hơn bao giờ hết, mỗi người trong chúng ta phải biết tự cứu mình bằng cách sử dụng thuốc hợp lý trước khi mọi việc trở nên quá muộn.
Vi khuẩn kháng thuốc là vấn đề sức khỏe toàn cầu năm 2020
LHQ ước tính, vi khuẩn kháng thuốc cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người mỗi năm trên toàn thế giới với hơn hàng triệu ca bệnh
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - UNICEF cảnh báo 3 yếu tố lớn gồm nhân khẩu học, biến đổi khí hậu và công nghệ, đe dọa sức khỏe trẻ em toàn cầu đến năm 2050.
VTV.vn - Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc, mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh.
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy thời điểm ăn cũng tác động đến quá trình giảm cân không thua kém những gì chúng ta nạp vào cơ thể.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Công ty khởi nghiệp tại Mỹ gây tranh cãi khi cung cấp dịch vụ sàng lọc phôi thai có chỉ số IQ cao với chi phí lên tới 50.000 USD.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Theo các nhà trị liệu, việc sử dụng từ “nên” là một dạng biến dạng nhận thức mà nhiều người thường gặp phải.
VTV.vn - Một nhà thần kinh học đã giải thích lý do tại sao việc nhìn vào màn hình suốt cả ngày có thể gây ra 'mệt mỏi não' và cách để ngăn chặn tình trạng này.
VTV.vn - Tại sao bạn đột nhiên cảm thấy ngứa? Tại sao việc gãi lại có cảm giác dễ chịu? Sau đây là những lời giải đáp có thể khiến bạn ngạc nhiên.
VTV.vn - Nhà vua nước Anh thường chỉ ăn nửa quả bơ vào bữa trưa trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư.
VTV.vn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo kho dự trữ vaccine uống ngừa dịch tả toàn cầu đã hoàn toàn cạn kiệt.
VTV.vn - Một kỹ thuật mới có thể phân tích chất dịch cơ thể bằng tia laser để xác định những người mắc chứng mất trí nhớ chỉ trong vài giây.
VTV.vn - Heman Bekele đã được tạp chí Time vinh danh là "Kid of the Year 2024” nhờ phát minh ra cách điều trị căn bệnh ung thư da hoàn toàn mới và dễ dàng tiếp cận với mọi người.
VTV.vn - Tiến sĩ John Burke, Giám đốc chuyên môn tại AXA Health, gọi hạt chia là siêu thực phẩm giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
VTV.vn - Zimbabwe đã xác nhận hai trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ - Bộ Y tế Zimbabwe thông báo vào ngày 13/10, nhưng không nêu rõ biến thể nào đã được ghi nhận.