Nghiên cứu do Công ty Dinh dưỡng ZOE thực hiện và được công bố trên Tạp chí Nature Microbiology, phát hiện ra rằng cà phê có tác động đến vi khuẩn đường ruột mạnh nhất trong số hơn 150 loại thực phẩm và đồ uống. Tiến sĩ Nicola Segata, tác giả nghiên cứu, nói với Health "Thực phẩm có tác động lớn nhất đến thành phần của vi khuẩn đường ruột là cà phê ".
Nhóm nghiên cứu đã xem xét 23.115 người tham gia từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Các nhà nghiên cứu phân loại những người tham gia theo lượng cà phê tiêu thụ. Những người uống ít hơn ba tách mỗi tháng được xếp vào nhóm "không bao giờ", những người uống hơn ba tách mỗi ngày được xếp vào nhóm "cao" và những người ở giữa được xếp vào nhóm "trung bình".
Uống cà phê có lợi cho sức khỏe đường ruột. Ảnh: The Week
Sau khi phân tích hệ vi khuẩn đường ruột của những người tham gia trong mỗi nhóm, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được mối liên hệ giữ vi khuẩn L. asaccharolyticus và lượng cà phê tiêu thụ. Mức độ chênh lệch giữa nhóm "cao" và nhóm "không bao giờ" dao động từ 4,5 - 8 lần. Tỷ lệ này là 3,4 - 6,4 lần ở nhóm "trung bình" so với nhóm "không bao giờ". Sự khác biệt giữa nhóm "cao" và nhóm "trung bình" chỉ là 1,4 lần.
Tiến sĩ Nicola Segata cho rằng, dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết nhiều về L. asaccharolyticus nhưng loại vi khuẩn này đóng góp vào lợi ích của cà phê với sức khỏe đường ruột, tim và não.
"Có nhiều yếu tố về lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, bao gồm giấc ngủ, căng thẳng, môi trường, tập thể dục, lượng rượu uống vào và hút thuốc. Nhưng chế độ ăn uống vẫn là yếu tố có tác động lớn nhất", ông cho biết.
Nếu nghiên cứu này truyền cảm hứng cho bạn bắt đầu sử dụng cà phê, Tiến sĩ Sengata gợi ý, bạn nên thử từ từ để xem liệu đồ uống này có phù hợp với mình không.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần từ ngày 6 - 13/12.
VTV.vn - Thời tiết mùa Đông Xuân với đặc trưng lạnh và ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp.
VTV.vn - Thông tin từ WHO và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Châu Phi, một dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân đang bùng phát tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, CHDC Congo.
VTV.vn - Dung dịch vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo NAVAX được kiểm chứng lâm sàng an toàn cho mọi lứa tuổi, hạn chế lượng dùng kháng sinh điều trị bệnh hô hấp.
VTV.vn - Cố gắng lấy xương cá bị hóc, người đàn ông 69 tuổi (Kinh Môn, Hải Dương) phải nhập viện với chẩn đoán phù nề hạ họng, thanh quản.
VTV.vn - Đốt than hoa sưởi ấm trong nhà vào ban đêm và đóng cửa đi ngủ, cả gia đình 4 người ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Quyết định thay 2 khớp gối không cắt gân cơ tại Bệnh viện Hồng Ngọc đã giúp vợ chồng ông Quảng vượt qua nỗi đau do bệnh thoái hóa khớp, tìm lại được đôi chân khỏe mạnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị viêm não tự miễn, nguyên nhân từ khối u buồng trứng.
VTV.vn - Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe người mắc bệnh, đặc biệt đối với trẻ em.
VTV.vn - Trời lạnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là người già, trẻ em và những người mắc các bệnh mạn tính. Trong đó, đột quỵ não, đột quỵ tim là căn bệnh đáng ngại nhất.
VTV.vn - Ngày 27/11/2024, hội thảo "Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Tiếp cận và tư vấn" trong khuôn khổ PharmAcademy 2024 đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bé trai 14 tuổi (Bình Thuận) được đưa vào viện sau 3 ngày sốt cao liên tục, nôn ra máu tươi.
VTV.vn - Phình mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới vỡ túi phình, chảy máu não, đe doạ tính mạng người bệnh.