Sự kiện trong nước nổi bật tuần: 71 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

PV-Thứ bảy, ngày 03/09/2016 06:07 GMT+7

VTV.vn - Sau đây là tổng hợp của VTV News về một số sự kiện trong nước thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong tuần qua.

71 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2/9, kỷ niệm lần thứ 71 Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày này cách đây 71 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, long trọng thông báo với toàn thể thế giới về việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên trong khu vực.

71 năm qua, từ một nước phong kiến thuộc địa, với 90% dân số mù chữ, Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có tỷ lệ người dân biết chữ cao nhất khu vực. Nhiều thành tựu của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo, về bình đẳng giới đã được thế giới thừa nhận. Việt Nam trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm và tham gia vào nhiều hoạt động của Liên hợp quốc. Ngày 2/9 năm 1969, cũng là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.

Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Singapore

Chiều 28/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Bandar Seri Begawan, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Brunei Darussalam từ ngày 26 - 28/8, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Singapore từ ngày 28 - 30/8 theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Singapore Tony Tan Keng Yam.

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, đưa các mối quan hệ quốc tế phát triển về chiều sâu thông qua việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược với Cộng hòa Singapore.

Trong những năm qua, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore tiếp tục phát triển thực chất và tin cậy. Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; hợp tác kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ được mở rộng.

Bên cạnh đó, hợp tác Việt Nam - Singapore trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại và đầu tư, quốc phòng - an ninh, giáo dục - đào tạo, giao thông vận tải, du lịch, tài chính, luật pháp... đều phát triển mạnh.

Chủ tịch nước tiếp Bộ trưởng Danh dự cấp cao Singapore Chủ tịch nước tiếp Bộ trưởng Danh dự cấp cao Singapore Tuyên bố báo chí Việt Nam - Singapore Tuyên bố báo chí Việt Nam - Singapore Chủ tịch nước dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Singapore Chủ tịch nước dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Singapore

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016

Trong 2 ngày, từ 30-31/8/2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật một số nét lớn về tình hình kinh tế-xã hội trong 8 tháng đầu năm 2016.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận "Xem bộ máy có thực sự chuyển động, có hướng về người dân và doanh nghiệp, có tạo nên sự phát triển hay không?". Đặc biệt, với tinh thần Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tiếp tục dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng thể chế trên tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khoa học, khả thi, hợp lý, qua đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, phải đánh giá kỹ tác động, tiếp thu ý kiến của các đối tượng chịu tác động của chính sách; các quy định, chính sách phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, coi trọng chế tài xử lý vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh, răn đe của luật pháp…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ đối với các dự án luật, pháp lệnh để tiếp tục bổ sung, sớm hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh này, trình Chính phủ xem xét.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù còn nhiều hạn chế, yếu kém nhưng về cơ bản tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Thủ tướng cũng hoan nghênh và đánh giá cao nhiều bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016

Chiều 31/8, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo thông báo về tình hình kinh tế xã hội tháng 8 năm 2016, thông tin nhiều vấn đề dư luận quan tâm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người Phát ngôn của Chính phủ đã thông báo một số nội dung chính của phiên họp Chính phủ lần này.

Mùi hôi lạ tại TP.HCM có nguồn gốc từ Khu xử lý chất thải Đa Phước Mùi hôi lạ tại TP.HCM có nguồn gốc từ Khu xử lý chất thải Đa Phước Vụ ông Trịnh Xuân Thanh: Quá hạn vẫn chưa có báo cáo Vụ ông Trịnh Xuân Thanh: Quá hạn vẫn chưa có báo cáo Vì sao có tới hơn 4000 người xin thôi quốc tịch Việt Nam? Vì sao có tới hơn 4000 người xin thôi quốc tịch Việt Nam?

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho phi công L39 tử nạn

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho gia đình Thiếu úy Phạm Đức Trung. Đồng thời trân trọng gửi vòng hoa của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viếng Thiếu úy Phạm Đức Trung, cùng lời chia buồn sâu sắc của Thủ tướng tới gia quyến, đơn vị của Thiếu úy Phạm Đức Trung và toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lễ truy điệu Thiếu úy Phạm Đức Trung, học viên bay Phi đội 1, Trung đoàn Không quân 910, thuộc Trường Sỹ quan Không quân đã được tổ chức vào sáng 28/8 tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên theo nghi thức Lễ tang Quân đội.

Sáng 26/8, trong lúc đang lấy độ cao sau khi cất cánh, máy bay của phi công Phạm Đức Trung bị trục trặc kỹ thuật, dù chỉ huy yêu cầu nhảy dù nhưng anh đã tận dụng giây phút ít ỏi điều khiển máy bay tránh khu dân cư nên đã anh dũng hy sinh khi mới 22 tuổi.

Hoàn tất cứu nạn máy bay quân sự rơi ở Phú Yên Hoàn tất cứu nạn máy bay quân sự rơi ở Phú Yên

VTV.vn - Vào 15h hôm nay (26/8), chiếc máy bay huấn luyện của Quân chủng Phòng không - Không quân gặp nạn ở Phú Yên đã được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi hiện trường.

Quỹ Bảo hiểm y tế có nguy cơ vỡ

Tính trong nửa đầu năm nay, cả nước có gần 40 tỉnh chi vượt khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó 5 tỉnh có mức vượt chi cao nhất là: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Cà Mau và Thái Bình.

Thanh Hóa là tỉnh vượt chi cao nhất với 370 tỷ đồng. Một loạt hành vi của các cơ sở y tế có thể dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ như: thu gom bệnh nhân theo đoàn; Chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc quá mức cần thiết; Cấp trùng thuốc và sử dụng máy xã hội hóa được lắp đặt sai quy định. Trong đó, đáng nói là việc thu gom bệnh nhân theo đoàn.

Điển hình như 1 bệnh viện tư ở Bắc Giang, 6 tháng đầu năm, bệnh nhân có thẻ BHYT tới khám đã tăng 500%.

37/63 tỉnh, thành bội chi bảo hiểm y tế 37/63 tỉnh, thành bội chi bảo hiểm y tế Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 79,2 dân số Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 79,2 dân số Nghệ An: Quỹ Bảo hiểm y tế mất cân đối 334 tỷ đồng Nghệ An: Quỹ Bảo hiểm y tế mất cân đối 334 tỷ đồng

Chính thức chấm dứt dạy thêm học thêm tại các trường ở TP.HCM

Sở GD&ĐT TP.HCM đã có thông báo buộc các trường phải chấm dứt việc tổ chức dạy thêm, học thêm bắt đầu từ năm học này.

Theo thông báo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa ký vào ngày 26/8, bắt đầu từ năm học này, các trường phải chấm dứt việc tổ chức dạy thêm, học thêm ở tất cả các trung tâm, cơ sở bồi dưỡng văn hóa, ngoại ngữ, tin học… đã được cấp phép giảng dạy trong nhà trường.

Cùng với cấm dạy thêm học thêm trong trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề nghị, tùy điều kiện nhà trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, nhất là với học sinh cuối cấp. Phòng GD-ĐT thực hiện tốt các công tác tham mưu với UBND quận huyện để tổ chức quản lý việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo địa bàn.

Tranh luận về quy định cấm dạy thêm Tranh luận về quy định cấm dạy thêm TP.HCM: Giáo viên có thể bị đuổi việc nếu cố tình dạy thêm TP.HCM: Giáo viên có thể bị đuổi việc nếu cố tình dạy thêm TP.HCM đề xuất xem lại “lệnh” cấm dạy thêm trong trường học TP.HCM đề xuất xem lại “lệnh” cấm dạy thêm trong trường học

Bổ sung đối tượng được hỗ trợ do sự cố Formosa

Đây là nội dung quan trọng tại Thông báo số 259 do Văn phòng Chính phủ vừa ban hành chiều 29/8 về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp về triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên -Huế.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đồng ý bổ sung các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại là chủ tàu và người lao động làm thuê trên các tàu cá có công suất máy từ 90CV trở lên; chủ các cơ sở và người lao động làm thuê tại các cơ sở thu mua tạm trữ thủy sản có kho đông, kho lạnh, các cơ sở chế biến nước mắm, làm mắm tôm và các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành hướng dẫn chính thức phương án khai thác hải sản. Theo đó, chỉ có 1 phương án duy nhất chứ không phải 4 phương án như đã nêu trong thời gian qua.

Cụ thể, ngư dân từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh TT-Huế được phép khai thác, nuôi trồng thủy sản và làm muối bình thường. Tuy nhiên, bà con chưa được khai thác tại 3 khu vực biển sau đây: khu vực hòn Sơn Dương (tỉnh Hà Tĩnh, cách bờ 1,5km với diện tích 300km2); khu vực cửa Nhật Lệ (tỉnh Quảng Bình, cách bờ 1,5km với diện tích 30km2) và khu vực hòn Sơn Chà (tỉnh TT- Huế, cách bờ 1,5km với diện tích 160km2).

Bà con cũng không được sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như: nghề lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy và khai thác nhuyễn thể 2 mảnh tự nhiên trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến TT- Huế. Đối với nghề muối, bà con có thể sản xuất bình thường. Tuy nhiên, việc lấy mẫu muối để giám sát các chỉ tiêu cadimi, chì, thủy ngân, arsen, phenol và xyanua sẽ được thực hiện với tần suất 1 tháng/ lần.

Công bố đề án hỗ trợ ngư dân miền Trung Công bố đề án hỗ trợ ngư dân miền Trung Người dân 4 tỉnh miền Trung sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề Người dân 4 tỉnh miền Trung sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngư dân miền Trung sau sự cố môi trường Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngư dân miền Trung sau sự cố môi trường

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước