Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ dạ dày. Bệnh bắt đầu khi các tế bào trong dạ dày phát triển và tăng sinh bất thường, tạo thành các khối u. Nếu không điều trị, bệnh ung thư dạ dày có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, thường là thông qua hệ thống bạch huyết và máu.
Các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận cụ thể về nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tuổi tác và giới tính
Hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày trên thế giới gặp ở những người tuổi từ 40 trở lên. Thống kê cho thấy, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới.
Nhiễm khuẩn HP
Nhiễm vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn phổ biến. HP sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh urease, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mạn tính.
Theo thống kê mới công bố, có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Người nhiễm HP có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp đôi so với người không hút thuốc bởi thuốc lá chứa hóa chất độc hại có thể gây tổn hại các tế bào trong dạ dày.
Tiền sử bệnh gia đình
Trong gia đình có mẹ, hay anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại. Lý do có thể do những người trong gia đình dễ bị lây nhiễm vi khuẩn H. pylori, hoặc kế thừa một số gen từ cha mẹ. 1/50 trường hợp ung thư dạ dày đã được phát hiện có gen đột biến được gọi là E-cadherin di truyền trong gia đình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có nhóm máu A – di truyền từ cha mẹ, cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người khác.
Ăn nhiều muối
Ăn nhiều muối và thức ăn giàu chất béo, thực phẩm chế biến và thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Các chuyên gia khuyến cao, nên ăn nhiều rau và trái cây mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh ung thư.
Không nên ăn nhiều muối, hoặc các thực phẩm ướp muối, có nhiều muối.
Từng mắc ung thư
Nếu bạn từng mắc một bệnh ung thư, bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường. Chẳng hạn như: nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng lên nếu họ bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang, vú, hoặc ung thư tinh hoàn. Đối với phụ nữ, người đã từng bị ung thư buồng trứng, vú, cổ tử cung, cũng có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày cao hơn.
Viêm, loét dạ dày mạn tính
Viêm loét dạ dày tá tràng, thiếu máu ác tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Từng phẫu thuật dạ dày
Người từng phẫu thuật dạ dày, hoặc phẫu thuật cắt một phần nào đó của cơ thể mà có ảnh hưởng đến dạ dày, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Trên đây là 8 nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên thì cần hết sức cảnh giác. Chủ động tầm soát ung thư dạ dày định kỳ là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan.
VTV.vn - Viêm da cơ địa ở trẻ em - bệnh chàm là bệnh viêm da mạn tính, thường xuyên tái phát. Viêm da cơ địa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu nhất là lúc thời tiết hanh khô.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.