Trước tình hình này, Cục Y tế dự phòng đã ban hành công văn số 1432/DP-DT gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông Xuân. Nội dung chỉ đạo cụ thể như sau:
Theo dõi và giám sát chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm
Để phát hiện sớm và ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch, các địa phương cần tập trung thực hiện:
- Giám sát thường xuyên: Theo dõi sát sao tình hình bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, cơ sở y tế và các cửa khẩu. Đặc biệt chú trọng đến các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính và hội chứng viêm phổi nặng do virus.
- Giám sát dựa vào sự kiện (EBS): Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường hoặc ổ dịch mới tại cộng đồng.
- Xử lý triệt để ổ dịch: Khi phát hiện ca bệnh hoặc ổ dịch, cần khẩn trương khoanh vùng, dập dịch, không để lan rộng trong cộng đồng.
- Phối hợp lấy mẫu xét nghiệm: Chủ động hợp tác với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để lấy mẫu, xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh, đánh giá nguy cơ và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.
Tiêm chủng là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
Các địa phương cần đẩy mạnh triển khai tiêm chủng mở rộng:
- Tiếp tục tổ chức tiêm chủng thường xuyên theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đạt tiến độ và độ bao phủ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Rà soát đối tượng tiêm chủng: Quản lý chặt chẽ danh sách các đối tượng thuộc diện tiêm chủng, triển khai tiêm bù và tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.
- Thực hiện chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi: Theo kế hoạch của Bộ Y tế, các địa phương cần đảm bảo tổ chức tiêm chủng đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao, góp phần giảm nguy cơ bùng phát dịch sởi.
Các cơ sở y tế cần chú trọng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình khám, chữa bệnh:
- Phân luồng và sàng lọc bệnh nhân: Xây dựng quy trình tiếp nhận, phân loại bệnh nhân ngay từ khi vào khám, đặc biệt với các bệnh có nguy cơ lây lan cao.
- Thu dung, cấp cứu và cách ly điều trị: Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để thu dung, cách ly và điều trị bệnh nhân hiệu quả, đặc biệt đối với các trường hợp nặng.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt với những đối tượng nguy cơ cao như người già, phụ nữ mang thai, trẻ em và bệnh nhân mắc bệnh nền.
Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giám sát chặt chẽ các bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm gia cầm, bệnh dại. Tăng cường phát hiện sớm các ổ dịch tại cửa khẩu, chợ gia cầm sống và phối hợp xử lý kịp thời. Đồng thời, tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho các trường hợp bị chó, mèo cắn.
Với Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường kiểm tra, giám sát y tế tại các trường học, đặc biệt là trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ. Triển khai các chiến dịch tiêm chủng và nâng cao ý thức phòng bệnh cho học sinh thông qua truyền thông học đường.
Với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí: Đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, tham gia tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các địa phương cần rà soát, đảm bảo sẵn sàng về nguồn lực phòng, chống dịch:
- Kinh phí và nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Thuốc, vaccine, vật tư y tế và trang thiết bị cần thiết.
- Nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, nhất là trong trường hợp dịch bùng phát quy mô lớn.
Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông xuân. Đồng thời, kêu gọi Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc thực hiện, góp phần kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thông tin từ WHO và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Châu Phi, một dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân đang bùng phát tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, CHDC Congo.
VTV.vn - Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe người mắc bệnh, đặc biệt đối với trẻ em.
VTV.vn - Trời lạnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là người già, trẻ em và những người mắc các bệnh mạn tính. Trong đó, đột quỵ não, đột quỵ tim là căn bệnh đáng ngại nhất.
VTV.vn - Ngày 27/11/2024, hội thảo "Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Tiếp cận và tư vấn" trong khuôn khổ PharmAcademy 2024 đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bé trai 14 tuổi (Bình Thuận) được đưa vào viện sau 3 ngày sốt cao liên tục, nôn ra máu tươi.
VTV.vn - Phình mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới vỡ túi phình, chảy máu não, đe doạ tính mạng người bệnh.
VTV.vn - Bệnh nhi 13 tháng tuổi (Hà Nội), vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng chảy nhiều máu vùng miệng do ngã úp mặt từ xe đẩy xuống đất.
VTV.vn - Vào mùa Đông, khi trời chuyển lạnh và kết hợp với sự khô hanh sẽ là tác nhân làm bùng phát hoặc nặng thêm tình trạng mày đay.
VTV.vn - Một nghiên cứu mới phát hiện rằng ăn một lượng nhỏ sôcôla đen mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa thực hiện thành công ca mổ cắt bỏ đồng thời khối u thượng thận và lá lách to cho nam bệnh nhân trẻ bị thiếu máu huyết tán.
VTV.vn - Bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là một trong những bệnh thường gặp nhất ở mắt.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận điều trị kịp thời cho 1 trường hợp trẻ 8 tháng tuổi bị tổn thương làn da nặng do dị ứng chậm (Hội chứng Stevens-Johnson -SJS).
VTV.vn - Nam bệnh nhân 39 tuổi, vào Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) trong tình trạng đau nhiều toàn ổ bụng, hoa mắt, chóng mặt, vết thương vùng bụng phức tạp.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân bị đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.