Ai nên tầm soát ung thư phổi?

P.V, icon
06:10 ngày 18/05/2018

VTV.vn - Tầm soát ung thư phổi có thể giúp phát hiện sớm ung thư phổi từ giai đoạn rất sớm khi mà người bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng. Vậy ai nên tầm soát ung thư phổi?

Mặc dù rất nguy hiểm nhưng khá "trớ trêu" khi ung thư phổi thường không gây ra triệu chứng cho đến khi bệnh ung thư đã được tiến triển và không thể chữa khỏi. Đó là lý do tại sao việc sàng lọc - tìm kiếm ung thư phổi ở những người không có bất kỳ triệu chứng nào - được đông đảo người dân quan tâm và hưởng ứng. 

Tầm soát ung thư phổi giúp tìm ra bệnh ung thư sớm hơn và cũng là thời điểm dễ dàng điều trị hơn.

Ai nên tầm soát ung thư phổi? - Ảnh 1.

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ phổi

Ai nên tầm soát ung thư phổi?

Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất đó là:

- Tuổi từ 55 đến 74.

- Hút nhiều thuốc.

Ngoài ra, những người dưới đây cũng được khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư phổi hàng năm:

- Gia đình có tiền sử mắc ung thư phổi .

- Viêm phổi mạn tính .

- Người đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi như ho dai dẳng, khó thở, đau ngực thường xuyên… 

Các xét nghiệm trong tầm soát ung thư phổi

Để tầm soát ung thư phổi, khách hàng cần phải thực hiện các phương pháp thăm khám, chẩn đoán hình ảnh sau:

- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng lâm sàng và hỏi tiền sử bản thân, gia đình để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe. 

- Chụp X-quang phổi: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện u phổi, nhưng với những tổn thương nhỏ đôi khi không thấy, kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn, kể cả những tổn thương nhỏ, có thể thấy hạch trung thất, tổn thương di căn phổi, màng phổi.

Ai nên tầm soát ung thư phổi? - Ảnh 2.

Chụp X-quang phổi giúp phát hiện khối u phổi

- Nội soi phế quản: Giúp bác sĩ quan sát được khối u xuất phát từ phế quản và thực hiện được các kỹ thuật để lấy bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học như sinh thiết phế quản, chải rửa phế quản, sinh thiết phế quản xuyên thành ở vùng tương ứng với khối u. 

- Xét nghiệm mô bệnh học: Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định thông qua bệnh phẩm được lấy từ nội soi phế quản, hoặc qua sinh thiết xuyên thành ngực dưới dẫn cắt lớp vi tính. 

- Một số xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn: PET/CT, xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ sọ não; siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng 

- Xét nghiệm máu chỉ điểm khối u như: CEA, SCC, Cyfra 21-1.

Việc tầm soát ung thư phổi chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Ung bướu và có các bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để có kết quả nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục