Tiêu chảy và táo bón liên tục kéo dài có thể do ung thư dạ dày
Tiêu chảy và táo bón là hai triệu chứng rối loạn tiêu hóa trái ngược nhau rất phổ biến. Tiêu chảy biểu hiện qua số lần đi đại tiện nhiều hơn, phân lỏng, khối lượng phân nhiều hơn trong khi đó táo bón lại là tình trạng đi ngoài phân khô, cứng, số lần đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần…
Tiêu chảy và táo bón liên tục kéo dài cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, không loại trừ ung thư
Tiêu chảy và táo bón sẽ không đáng ngại nếu do rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng bạn hãy cảnh giác vì tiêu chảy và táo bón liên tục kéo dài cũng có thể do ung thư dạ dày.
Ở bệnh nhân ung thư dạ dày, biểu hiện tiêu chảy thường xuất hiện đột ngột, không rõ nguyên nhân, đi kèm với hiện tượng đi ngoài phân đen. Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của ung thư dạ dày do bệnh nhân ít hoạt động, ít uống nước, sự suy yếu các cơ bụng và sàn chậu ở bệnh nhân ung thư dạ dày làm giảm bài tiết qua trực tràng.
Hãy cảnh giác nếu tiêu chảy và táo bón liên tục kéo dài kèm theo các biểu hiện ung thư dạ dày khác như:
- Đau bụng với biểu hiện tăng dần, đau thường tập trung vùng trên rốn, đau không theo chu kì, xuất hiện bất chợt.
- Đầy bụng.
- Chán ăn.
- Nôn ói.
- Khó nuốt.
- Đi ngoài phân đen.
- Sút cân nhanh không rõ nguyên nhân…
Những ai dễ mắc ung thư dạ dày?
Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến, đứng hàng đầu ở nam giới và đứng thứ hai ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở người trên 40 tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Một số đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người bình thường là:
- Nhiễm vi khuẩn HP.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: chế độ ăn mặn, nhiều muối, thực phẩm hun khói, thức ăn có chứa nitrosamines…
- Mắc một số bệnh lý dạ dày mạn tính như viêm teo dạ dày, dị sản ruột, u tuyến dạ dày…
- Bệnh nhân cắt bỏ một đoạn dạ dày để điều trị viêm loét dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2- 4 lần so với người bình thường.
- Hút thuốc lá.
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày…
Chẩn đoán ung thư dạ dày như thế nào?
Theo các bác sĩ Ung bướu - Bệnh viện Thu Cúc, khi có bất thường nghi ngờ ung thư dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các xét nghiệm chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu, tìm chất chỉ điểm ung thư…
- X-Quang dạ dày với Barium: phát hiện những bất thường ở dạ dày nhưng lại không thể phân biệt ung thư dạ dày dạng loét với loét dạ dày lành tính. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhưng không có yếu tố nguy cơ.
- Nội soi dạ dày với ống soi mềm cho giá trị chẩn đoán cao lên tới 95%. Nếu sinh thiết trên cùng một vị trí và sinh thiết nhiều lần trên cùng một vị trí, độ chính xác có thể lên tới 98%.
- Siêu âm qua nội soi: đánh giá mức độ xâm lấn khối u trên thành dạ dày và di căn hạch lân cận. Tuy nhiên, siêu âm không đánh giá được di căn hạch lân cận hay di căn xa.
- CT, MRI: đánh giá chính xác giai đoạn tiến triển ung thư…
Thực tế tiêu chảy và táo bón liên tục kéo dài ngay cả khi không phải do ung thư cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, khi thấy hiện tượng bất thường này, bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.