Những lưu ý người rối loạn tiền đình cần nhớ

P.V, icon
08:00 ngày 31/08/2018

VTV.vn - Người mắc rối loạn tiền đình thường có những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất thăng bằng… gây ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: khi di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hay xoay người.

Với mỗi hoạt động của cơ thể, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc theo các động tác này và giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bới nhóm thần kinh cao cấp hơn của não.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Doanh – Bác sĩ nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh, mà chỉ là một hội chứng mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng một khi bạn bị rối loạn tiền đình thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Người bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khi thay đổi tư thế rất khó khăn và người bệnh thường bị mất thăng bằng, dễ ngã…

Khi mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc kém và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình và bản thân. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành, người lao động trí óc,…

Những lưu ý người rối loạn tiền đình cần nhớ - Ảnh 1.

Người bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khi thay đổi tư thế rất khó khăn và người bệnh thường bị mất thăng bằng, dễ ngã…

Người mắc rối loạn tiền đình cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người mắc bệnh tiền đình cần xây dựng chế độ ăn khoa học, cụ thể cần lưu ý những điều sau:

- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.

- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày nhằm tăng cường lưu thông máu lên não.

- Nên ăn nhạt hơn khẩu vị của người bình thường.

- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán. Tránh xa các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Người mắc rối loạn tiền đình nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học:

- Tập thể dục mỗi ngày.

- Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột.

- Khi nằm ngủ, người bệnh nên để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn.

- Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.

- Nếu cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.

- Hạn chế lái xe, trèo cao…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục