Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hay nhiều xương tại một khớp). Khi bị bong gân, một hoặc hay dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Bầm tím cũng là một loại chấn thương thường gặp, để xử trí đúng cách 2 chấn thương phổ biến này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Làm gì khi bị bong gân?
- Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là một trong những biện pháp đơn giản giúp chữa lành bong gân. Tùy thuộc vào vị trí chấn thương, người bệnh cần nghỉ ngơi từ 1 - 2 ngày. Nếu cần thiết, có thể sử dụng gậy hoặc nạng để tiện đi lại, sinh hoạt. Trong trường hợp bong gân quá nghiêm trọng, cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị y tế. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương và tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Cho dù là trường hợp nào cũng cần ghi nhớ nên giảm bớt các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi.
Nghỉ ngơi là một trong những biện pháp đơn giản giúp chữa lành bong gân và căng cơ.
- Chườm đá
Chườm đá giúp giảm sưng và đau do bong gân. Vì vậy, trong 24 giờ đầu tiên sau chấn thương, chườm lạnh khoảng 20 - 30 phút. Có thể đặt đá lạnh trong túi nhựa, sau đó dùng khăn bọc túi lại (để tránh bị tê cóng). Không chườm nóng trong vòng 24 giờ sau khi bị bong gân. Vì điều này có thể khiến tình trạng sưng trở nên tồi tệ hơn.
- Băng bó
Băng bó sau khi bị bong gân giúp giảm bớt sưng.
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan - Bệnh viện Thu Cúc: "Băng bó sau khi bị bong gân giúp giảm bớt sưng. Trong một hoặc hai ngày đầu, quấn băng nén ở vị trí bị chấn thương. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để biết nên sử dụng loại băng nén nào và cách băng bó ra sao".
- Kê vị trí bị bong gân lên cao
Đặt vùng chấn thương lên cao sẽ giúp giảm sưng, do đó nên cố gắng giữ cho vùng bị thương cao hơn tim nếu có thể. Trọng lực sẽ hạn chế bớt sưng tấy.
Nếu đã thực hiện hết tất cả các biện pháp nêu trên nhưng vẫn bị sưng, người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám. Trường hợp bong gân gây đau nghiêm trọng hoặc có cảm giác tê, yếu hay khớp không ổn định, cũng cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay.
- Các phương pháp điều trị bong gân khác
Một số người khi bị bong gân có thể sẽ phải nẹp hoặc bó bột. Bác sĩ sẽ giám sát việc sử dụng các công cụ hỗ trợ này vì sử dụng kéo dài có thể dẫn tới cứng khớp và giảm khả năng cử động. Để phục hồi sau bong gân, người bệnh cũng cần tự tập luyện tại nhà hoặc tham gia các buổi vật lý trị liệu với chuyên gia. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ phải phẫu thuật để xử lý các chấn thương.
Làm gì khi bị bầm tím?
Với vết bầm tím ở mắt, chườm gạc lạnh hoặc túi nước đá bọc trong khăn cứ 20 phút/lần khi đang thức.
Vết bầm tím là một chấn thương da phổ biến, xảy ra khi có tác động phá vỡ các mạch máu nhỏ dưới da và máu thấm vào các mô. Để làm giảm bầm tím, có thể chườm lạnh và cố gắng giữ vị trí bị bầm tím cao hơn trái tim nếu có thể. Vết bầm tím thường kéo dài khoảng 2 tuần và thay đổi màu sắc từ màu đỏ/tím sang vàng khi phục hồi. Nếu bị bầm tím nặng và vùng bị bầm tím sưng phồng đau đớn, cần tới bệnh viện ngay.
Với vết bầm tím ở mắt, chườm gạc lạnh hoặc túi nước đá bọc trong khăn cứ 20 phút/lần khi đang thức. Nên đi kiểm tra để chắc chắn không có chấn thương nghiêm trọng hơn.
Với các va chạm gây sưng ở đầu, để giảm sưng và đau nên chườm lạnh. Cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bị chảy máu từ vùng đầu hoặc mặt, nhức đầu hoặc nôn, bất tỉnh, nói lắp, có vấn đề về thị lực, khó thở, co giật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.