Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt

P.V, icon
10:26 ngày 07/07/2018

VTV.vn - Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sản tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt là những bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi.

Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt là gì?

2 bệnh này đều ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt – một tuyến nhỏ có hình dạng giống như 1 quả óc chó, nằm dưới bàng quang của nam giới và bao quanh niệu đạo. Nó tạo ra một phần dịch trong tinh dịch.

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lành tính, không phải và ung thư và không lây lan. Bệnh rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Ước tính, cứ 2 nam giới trong độ tuổi 50 thì có 1 người bị phì đại tuyến tiền liệt. 

Ung thư tuyến tiền liệt cũng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 1/7. Đây là bệnh ác tính, có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, và có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời, ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt có gì khác nhau?

Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh 1.

Minh họa tuyến tiền liệt bình thường và phì đại tuyến tiền liệt.

2 loại bệnh này có nhiều triệu chứng rất giống nhau, vì vậy dễ bị nhầm lẫn nếu như không thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.

Những triệu chứng chung của phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt:

- Đi tiểu gấp 

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm 

- Khó khăn khi đi tiểu 

- Dòng nước tiểu yếu hơn

- Nam giới mắc bệnh có cảm giác như bàng quang không bao giờ trống rỗng hoàn toàn

Những người bị ung thư tuyến tiền liệt, có thể có thêm các triệu chứng khác:

- Đau khi tiểu hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu 

- Có máu trong nước tiểu, hoặc tinh dịch 

- Gặp rắc rối khi cương cứng

- Xuất tinh bị đau, và ít tinh dịch

Nguyên nhân nào gây phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh 2.

Thăm khám trực tràng (DRE) là một thao tác được bác sĩ dùng để khám phát hiện bất thường ở tuyến tiền liệt.

Các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân gây ra sự tăng trưởng ở tuyến tiền liệt, nhưng sự thay đổi hormone có thể kích thích sự phát triển này. Thêm vào đó, nam giới tuổi từ 40 trở đi thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Ung thư tuyến tiền liệt phát triển khi các tế bào ở tuyến này phát triển mất kiểm soát và phân chia bất thường, là do sự thay đổi trong DNA. Sự thay đổi này có thể hình thành trong suốt cuộc đời, hoặc có thể di truyền từ bố/mẹ.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc cả 2 điều kiện này:

- Chủng tộc: Bệnh phổ biến hơn ở nam giới người Mỹ gốc Phi so với nam giới người Mỹ gốc Á.

- Tiền sử gia đình: Cả hai điều kiện đều di truyền trong gia đình. Bạn có nhiều khả năng bị ung thư phổi hoặc ung thư tuyến tiền liệt nếu có bố, anh em trai mắc bệnh này. Người có bố hoặc anh em trai bị ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ mắc bệnh của họ cao gấp đôi người khác.

Phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh 3.

Nam giới tuổi từ 40 trở đi thì nguy cơ cao mắc bệnh càng lớn.ung thư tuyến tiền liệt

- Cân nặng của nam giới: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc cao hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị phì đại tiền liệt tuyến như: nam giới bị đái tháo thường hay bệnh tim, sử dụng các loại thuốc giảm huyết áp.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt như: nam giới làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều hóa chất, nam giới bị chất độc màu da cam, chế độ ăn uống không lành mạnh, lười vận động.

Điều trị

Với phì đại tuyến tiền liệt, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hay không. Thông thường chỉ cần sử dụng thuốc điều trị, trừ những người bị nặng có thể cần phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: giám sát chờ đợi, hoặc phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp nội tiết. Tiên lượng của ung thư tuyến tiền liệt rất tốt, lên tới gần 100% cho những giai đoạn đầu.

Những người được chẩn đoán phì đại hoặc ung thư tuyến tiền liệt nên khám bác sĩ để theo dõi thường xuyên bằng phương pháp khám trực tràng hoặc xét nghiệm PSA.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục