Ung thư đường tiêu hóa là gì?
Ung thư đường tiêu hóa xảy ra do có sự xuất hiện của các khối u ác tính trong đường tiêu hóa ở các cơ quan như: dạ dày, thực quản, đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, đường mật, gan. Ở giai đoạn đầu, do không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường không phát hiện bệnh, đến khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, có thể gây tử vong.
Hệ tiêu hóa của con người
Người ta phân chia ung thư đường tiêu hóa thành 2 nhóm chính: ung thư đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày) và ung thư đường tiêu hóa dưới (đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, đường mật, gan).
Các dấu hiệu nhận biết sớm ung thư đường tiêu hóa ở 2 nhóm có sự khác nhau. Theo đó, những bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tuyến trên thường gặp phải triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thiếu máu, buồn nôn, sụt cân. Nhóm người bị ung thư đường tiêu hóa tuyến dưới thường gặp các triệu chứng điển hình là táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu…
Đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiêu hóa mà bạn cần hết sức lưu ý.
Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là gì?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, tầm soát ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân. Việc chẩn đoán sớm giúp người bệnh có tiên lượng sống cao hơn, thậm chí có cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Bất kỳ ai cũng có thể tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, một số đối tượng cần chú ý thực hiện tầm soát đường tiêu hóa sớm bao gồm:
- Người có người thân trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh chị mắc các bệnh tiêu hóa: ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản…
Người thường xuyên hút thuốc nên tiến hành tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm.
- Người có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh: Thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ cay nóng, mặn…
- Những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa bao gồm: Có polyp, bị viêm loét dạ dày/đại tràng, có vi khuẩn HP…
Các phương pháp thường được sử dụng để tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiện nay bao gồm: nội soi, xét nghiệm máu, tìm máu ẩn trong phân, chụp X-quang, siêu âm… Các bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp nhiều phương pháp để kết quả chẩn đoán được chính xác và hiệu quả nhất.
Để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa thì nội soi là tiêu chuẩn vàng. Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như…
- Xét nghiệm máu:bBao gồm xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA, CA 19-9, CA 72-4. Đo chỉ số CEA trong máu là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi đường tiêu hóa của con người có sự tồn tại của các khối u: lành tính và ác tính đều có thể khiến nồng độ CEA tăng cao.
- Siêu âm: giúp phát hiện vị trí, kích cỡ của các khối u trong đường tiêu hóa.
- Chụp X-quang: qua những tấm phim chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhân có gặp các vấn đề tổn thương, các khối u ở đường tiêu hóa.
Nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa
- Nội soi: các bác sĩ đưa một ống mềm vào cơ thể người bệnh, trên ống mềm có gắn camera. Hình ảnh các cơ quan tiêu hóa người bệnh được hiện lên màn hình máy tính chuyên dụng. Bác sĩ quan sát và phân tích xem trong các cơ quan này có chứa tế bào ung thư hay không rồi đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu phát hiện có polyp, bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm để tiến hành sinh thiết. Nếu kết quả ác tính thì bệnh nhân sẽ được điều trị kịp thời.
Việc tầm soát ung thư đường tiêu hóa sẽ giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.