Trẻ chảy máu cam phải làm sao?
Chảy máu cam thường không có một dấu hiệu nào được báo trước. Lúc trẻ đang chơi đùa, ăn uống, ngồi học bài và có khi là đang ngủ… hiện tượng chảy máu cam vẫn có thể xuất hiện. Khi gặp triệu chứng chảy máu cam, hầu hết các bé đều rơi vào trạng thái hoang mang, hoảng hốt. Vì vậy, cha mẹ cần động viên trẻ dỗ trẻ không khóc.
Chảy máu cam ở trẻ thường xuất hiện bất ngờ và phổ biến
Việc quan trọng trước mắt khi thấy trẻ bị chảy máu cam là cha mẹ cần tìm cách cầm máu cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì lấy giấy hay khăn chặn đầu mũi của trẻ để máu không chảy ra ngoài thì tốt hơn là các mẹ cần cầm máu bằng cách dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 3-5 phút là máu sẽ ngừng chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ.
Ba mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho bé nuốt máu vào bụng. Nếu thấy máu chảy xuống họng bé, các mẹ hãy cho bé nằm nghiêng và dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2-4 phút để theo dõi lượng máu mất.
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam ở trẻ là lành tính và thỉnh thoảng mới xuất hiện với lượng máu ít. Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ bị chảy máu cam thường xuyên và chảy nhiều máu, kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Cách phòng ngừa chứng chảy máu cam cho trẻ
– Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi cho con, phòng cách bệnh về mũi hay cảm cúm cho trẻ lúc giao mùa, thay đổi thời tiết.
Tập thói quen cho trẻ không chọc ngón tay vào mũi
- Tập thói quen cho trẻ không được lấy ngón tay chọc vào mũi
- Thường xuyên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ, nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân bị chảy máu cam để có cách xử trí nhanh chóng.
- Khi thấy trẻ bị chảy máu cam với các triệu chứng như đã nêu ở trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.
Chảy máu cam có thể là hiện tượng thường gặp và tưởng chừng như đơn giản nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, phụ huynh cần hết sức chú ý để có cách xử trí và phòng ngừa tốt cho con yêu của mình.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan.
VTV.vn - Viêm da cơ địa ở trẻ em - bệnh chàm là bệnh viêm da mạn tính, thường xuyên tái phát. Viêm da cơ địa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu nhất là lúc thời tiết hanh khô.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.