Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và những nguyên nhân ít biết

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, icon
05:01 ngày 27/03/2018

VTV.vn - Hệ thống men vi sinh ở ruột và hệ miễn dịch của trẻ chưa được thiết lập hoàn chỉnh nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa hiệu quả.

Chế độ ăn uống gây rối loạn tiêu hóa

Các món ăn thức uống mà trẻ dung nạp mỗi ngày có thể là tác nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa. Các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm hay uống sữa không đảm bảo cũng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, đầy bụng. Đây chính là tác nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh

Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh điều trị một số căn bệnh viêm nhiễm sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thuốc kháng sinh có đặc tính khử khuẩn, tiêu diệt vi sinh nên đã vô tình tiêu diệt cả vi sinh có lợi trong đường ruột, gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn… Điều đặc biệt là rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh sẽ không gây sốt hay đau bụng ở trẻ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và những nguyên nhân ít biết - Ảnh 1.

Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh điều trị một số căn bệnh viêm nhiễm sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa

Do trẻ mắc phải một số bệnh lý ở đường ruột

Khi trẻ mắc phải một số chứng bệnh tại đường ruột như viêm dạ dày, viêm đại tràng, ruột kích thích hay viêm ruột, trẻ sẽ bị thiểu năng tuần hoàn não… Những bệnh lý này làm tác động tới hệ tiêu hóa gây ra những triệu chứng rôi loạn tiêu hóa bùng phát.

Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do các căn bệnh trên thì việc cần thiết nhất bạn cần làm là điều trị khỏi các căn bệnh này thì chứng rối loạn tiêu hóa cũng được giải quyết điều trị khỏi hoàn toàn.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và những nguyên nhân ít biết - Ảnh 2.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi trẻ rối loạn tiêu hóa

Thói quen ăn uống không điều độ

Những trẻ có thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá no, ăn nhiều loại thực phẩm khó tiêu như thịt và chất béo sẽ làm thức ăn bị giữ lại dạ dày dẫn đến dễ lên men sinh ra các khí gây rối loạn tiêu hóa đầy bụng, chướng bụng.

Cha mẹ cần chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ để hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Mặt khác, cần cho trẻ khám tại các chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cùng chuyên mục