Từ biệt ung thư dạ dày nhờ 4 cách mà ai cũng nên biết

P.V, icon
08:11 ngày 11/12/2018

VTV.vn - Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày bằng nhiều cách khác nhau.

1. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, bệnh ung thư dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó:

- Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm lên men như dưa, cà muối chứa nhiều nitrit và axit amin, khi đi vào dạ dày có thể kết hợp thành nitrosamines cực độc, làm tăng nguy cơ ung thư.

Từ biệt ung thư dạ dày nhờ 4 cách mà ai cũng nên biết - Ảnh 1.

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày

- Những thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản, nhiều muối, chất phụ gia và phẩm màu cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. 

- Những thực phẩm hun khói, chế biến sẵn, được chiên nướng ở nhiệt độ cao cũng tạo ra chất gây ung thư mà ít người biết.

- Những thực phẩm mốc như gạo, lạc, ngô… cũng chứa chất gây ung thư, khi ăn vào cơ thể sẽ tích tụ lâu ngày và làm tăng nguy cơ ung thư.

Chính vì thế, việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là cách đầu tiên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày.

2. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, rượu bia

Hút thuốc lá và nghiện rượu là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý ung thư, trong đó phải kể tới ung thư dạ dày.

Lý do là bởi trong khói thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy ung thư phát triển. Khi kết hợp với rượu, sẽ làm tổn hại các tế bào trong dạ dày, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư.

Từ biệt ung thư dạ dày nhờ 4 cách mà ai cũng nên biết - Ảnh 2.

Cần từ bỏ rượu bia và thuốc lá cũng giúp hạn chế các bệnh ung thư làm phiền

Lời khuyên của các chuyên gia y tế là bạn nên hạn chế rượu bia và từ bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm dần nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư nguy hiểm.

3. Điều trị triệt để bệnh ở dạ dày

Nhiều người khi mắc bệnh ở dạ dày còn chủ quan không đi khám và điều trị sớm, điều này rất nguy hiểm. Nguyên nhân là do các bệnh ở dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP… đều có khả năng tiến triển thành ung thư dạ dày.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo: những người mắc bệnh ở dạ dày cần chủ động đi khám và điều trị triệt để bệnh. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để cải thiện sớm sức khỏe, loại bỏ sớm bệnh ung thư ra khỏi cơ thể.

4. Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ

Đây cũng là cách phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả hiện nay. Việc chủ động tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm khối u, polyp hay những tổn thương tiền ung thư tại dạ dày và kịp thời cắt bỏ, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên sàng lọc sớm ung thư dạ dày từ tuổi 40. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, có chế độ ăn uống không khoa học hoặc mắc các bệnh ở dạ dày có thể bắt đầu tầm soát sớm hơn và làm xét nghiệm, kiểm tra thường xuyên hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục