Vì sao không hút thuốc vẫn bị mắc bệnh ung thư phổi?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, icon
05:55 ngày 27/03/2018

VTV.vn - Thuốc lá được coi là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy nhiên, bệnh xảy ra với cả những người không bao giờ hút thuốc.

Thuốc lá được coi là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy nhiên, bệnh xảy ra với cả những người không bao giờ hút thuốc. Vậy, vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi? Ths. BS Nguyễn Thị Minh Hương, Trưởng khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng 80% trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động cũng gây ra hơn 7.000 cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, ngoài khói thuốc lá còn có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Đó chính là lý do vì sao không hút thuốc bị ung thư phổi.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi bao gồm: 

Tiếp xúc với khí randon

Vì sao không hút thuốc vẫn bị mắc bệnh ung thư phổi? - Ảnh 1.

Randon là khí phóng xạ tự nhiên tồn tại do sự phân hủy của urani trong đất đá

Randon là khí phóng xạ tự nhiên tồn tại do sự phân hủy của urani trong đất đá. Tại Mỹ, randon là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi hàng đầu ở những người không hút thuốc lá. Randon có thể tồn tại ở ngoài trời và trong nhà, tuy nhiên lượng phóng xạ trong nhà tập trung nhiều hơn. Chỉ cần hít phải một lượng rất nhỏ là bạn đã có nguy cơ mắc ung thư phổi.

Randon xuất hiện ở nhà qua các vết nứt nền, móng, tường và qua các lỗ hở xung quanh thùng chứa nước, thoát nước. Để hạn chế nguy cơ này, bạn cần kiểm tra thường xuyên nồng độ khí randon trong gia đình, thiết kế không gian thoáng, thường xuyên mở cửa sổ…  

Tiếp xúc với amiang

Những người tiếp xúc nhiều với amiang có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Đây là thứ bụi vô cơ có nhiều ở những nơi sản xuất, khai thác mỏ, thi công công trình kiến trúc có sử dụng vật liệu bằng amiang (như tấm lợp fibro).

Để hạn chế tiếp xúc khí độc hại này, cần chú ý trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết trong môi trường có khả năng tiếp xúc với amiang.

Ô nhiễm không khí

Vì sao không hút thuốc vẫn bị mắc bệnh ung thư phổi? - Ảnh 2.

Ô nhiễm không khí ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Ô nhiễm không khí ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Một nghiên cứu tại Mỹ đã xác định có khoảng 5% bệnh nhân ung thư phổi chết bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Uống nước nhiễm asen

Nguồn nước uống hàng ngày mà chúng ta sử dụng để ăn uống, sinh hoạt nếu không đảm bảo cũng có nguy cơ gây bệnh. Nước uống nhiễm asen là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.  

Từng xạ trị vùng ngực

Những người từng điều trị xạ trị vùng ngực có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân này được tìm thấy ở những phụ nữ điều trị xạ trị sau cắt bỏ vú do ung thư...

Vì sao không hút thuốc vẫn bị mắc bệnh ung thư phổi? - Ảnh 3.

Những người từng điều trị xạ trị vùng ngực có nguy cơ mắc ung thư phổi cao

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Những người có bố mẹ, anh/ chị, em mắc ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường, đặc biệt là khi chẩn đoán bệnh ở độ tuổi còn trẻ. Nguyên nhân có thể do thường hưởng yếu tố gen đột biến gây ung thư.

Đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì cần được chú ý.  

Cùng chuyên mục