
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: tại Việt Nam, gánh nặng bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh chính là tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính… đang gia tăng nhanh chóng, chiếm tới 84% nguyên nhân tử vong và 73% tổng gánh nặng bệnh tật. Phòng chống bệnh không lây nhiễm đang là ưu tiên hàng đầu trong chính sách y tế của Việt Nam.
"Kiểm soát yếu tố nguy cơ là biện pháp hiệu quả nhất và cũng là quan trọng nhất để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm (BKLN). Sử dụng thuốc lá nằm trong nhóm các yếu tố nguy cơ hành vi hàng đầu cần kiểm soát" - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Sau hơn 10 năm thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá, tỷ lệ hút thuốc lá chủ động ở người trưởng thành ở Việt Nam có giảm nhưng khá chậm, với tỷ lệ chung ở hai giới là 20,8%; tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành là 41,1% (năm 2021) thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới.
Hút thuốc lá chủ động và thụ động là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật. Ước tính năm 2022, thiệt hại kinh tế đối với xã hội do hút thuốc lá chủ động và thụ động gồm chi phí khám chữa bệnh, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm bởi hút thuốc lá chiếm 1,14% GDP (tương đương 108,7 nghìn tỷ đồng). Chi phí này cao gấp 5 lần so với nguồn thu từ thuế thuốc lá mang lại.
Trong những năm gần đây, bên cạnh thuốc lá truyền thống, trên thị trường nước ta đã xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và sản phẩm thuốc lá lai giữa hai sản phẩm này.
"Mặc dù các sản phẩm này chưa được phép nhập khẩu, quảng cáo hoặc bán tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này đã có sự gia tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là ở học sinh phổ thông trung học tại khu vực thành thị" - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nói, đồng thời nhấn mạnh: Các cơ quan chức năng đã cảnh báo về tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma túy trái phép. Các bệnh viện đã ghi nhận các tình trạng nhập viện có liên quan đến thuốc lá điện tử, trong đó có ngộ độc, loạn thần và ngộ độc ma túy.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo tất cả các sản phẩm thuốc lá mới đều độc hại, có chứa nhiều độc tố khác nhau có thể gây ung thư, bệnh tim và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do vậy, sự xuất hiện thêm các sản phẩm mới này sẽ làm gia tăng số người hút thuốc, tăng nguy cơ sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác, tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho người dân và trầm trọng thêm các vấn đề về y tế công cộng, an ninh trật tự, xã hội và môi trường.
"Bộ Y tế tổ chức hội thảo công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua kết quả nghiên cứu nói trên đến các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương trên cả nước. Đây cũng là dịp để các cơ quan báo chí, phóng viên tuyên truyền sâu rộng tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đến người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên góp phần nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và sự cần thiết ngăn chặn các sản phẩm này" - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe một số nội dung như: Tác hại, thách thức trong kiểm soát thuốc lá mới và khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới; thực trạng sử dụng thuốc lá mới và tình hình nhập viện do sử dụng thuốc lá mới; tình trạng mua bán, sử dụng, xử lý thuốc lá mới bất hợp pháp (trong đó có vấn đề có pha tẩm ma túy) và đề xuất, kiến nghị; công bố báo cáo tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, báo cáo của quốc tế và trong nước về tác hại của thuốc lá mới, qua đó đề xuất các biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới; thực trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các hoạt động, kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo để phòng, chống tác hại của thuốc lá mới đối với trẻ em...
Thông tin tại hội thảo cho biết, Việt Nam đã ký tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 11/11/2004. Trong khuôn khổ Công ước đã kêu gọi các bên tiến hành các biện pháp để ngăn ngừa sự bắt đầu, khuyến khích và ủng hộ việc cai nghiện và giảm việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức.
Từ thực tế nói trên đặt ra yêu cầu Việt Nam cần có hành động mạnh mẽ để ngăn chặn thuốc lá mới. Trước mắt là đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và thuốc lá mới khác trong khi Bộ Y tế xây dựng hồ sơ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá…
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết thêm, thực hiện Kết luận số 2513/KL-UBXH15 ngày 04/5/2024 của Uỷ ban Xã hội tại Phiên giải trình trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó tại mục (iii.3) phần 4 giao Bộ Y tế: "Trong năm 2024, chủ trì phối hợp, nghiên cứu, đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để công bố thông tin chính thức về tác hại của các sản phẩm này", Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Vụ Pháp chế, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá thực hiện nghiên cứu: "Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, báo cáo của quốc tế và trong nước về tác hại của thuốc lá mới, qua đó đề xuất các biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - "Mother-K – bình sữa đang gây sốt trong hội mẹ bỉm. Liệu đây chỉ là trào lưu nhất thời hay thực sự là sản phẩm đáng để các mẹ tin dùng?
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.
VTV.vn - Hàng chục học sinh tại Trường TH-THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường.
VTV.vn - Bạn thường bị sưng phù đột ngột trên mặt, tay, chân, đôi khi kèm khó thở? Các đợt phù thay đổi vị trí? Rất có thể đó là Phù mạch di truyền.
VTV.vn - Người đàn ông 55 tuổi, sau 5 tháng bó thuốc nam tại nhà phải nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng chân, đùi phải, đùi phải sưng, biến dạng...
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị thủng ruột non do giun đũa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.
VTV.vn - Tự ý sử dụng thuốc điều trị, không rõ tên thuốc, thành phần… có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc, tăng men gan, suy thận, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
VTV.vn - Ngày 27/3, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 1177/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm tại 22 phường, xã trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Xịt răng miệng BBKids là giải pháp chăm sóc khoang miệng hiệu quả, an toàn và tiện lợi, giúp làm sạch, ngừa sâu răng và hỗ trợ giảm viêm lợi ở trẻ nhỏ và mẹ bầu.
VTV.vn - Trong khoảng nửa tháng gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa có chiều hướng tăng cao so với những tháng trước đó.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh 2 ngày tuổi, trong tình trạng nôn trớ nhiều, tím tái.
VTV.vn - Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đến kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.