Viêm tụy cấp tính và mạn tính khác nhau như thế nào?

P.V, icon
09:07 ngày 13/04/2018

VTV.vn - Tụy phóng thích các men tiêu hóa vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra hormone insulin và glucagon để điều chỉnh đường huyết (glucose).

Viêm tụy được chia làm 2 loại là: cấp tính và mạn tính. Để phân biệt viêm tụy cấp tính và mạn tính bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Viêm tụy cấp tính

Viêm tụy cấp tính là tình trạng viêm đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi từ mức gây khó chịu nhẹ cho đến gây nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết những người viêm tụy cấp tính đều hồi phục hoàn toàn sau nếu được điều trị đúng cách. Trong trường hợp bệnh nặng, viêm tụy cấp tính có thể dẫn đến xuất huyết tụy, tổn thương mô, nhiễm trùng và hình thành nang giả tụy. Viêm tụy nặng cũng có thể gây tổn hại đến các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi, thận.

-  Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp. Đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc tăng dần. Nếu đau xuất hiện đột ngột thì đó là một dấu hiệu thường gặp trong cách trường hợp nặng. Nếu đau diễn tiến từ từ, bệnh có thể khởi đầu nhẹ nhưng cũng có thể trở nên nặng.

- Đau thường tập trung ở bụng trên hoặc vùng bụng trên bên trái. Bên cạnh đó, đau có thể lan ra sau lưng.

- Đau thường xuất hiện hoặc nặng hơn khi ăn.

- Đau thường kéo dài trong vài ngày.

- Cơn đau tăng lên khi nằm ngửa.

Viêm tụy cấp tính và mạn tính khác nhau như thế nào? - Ảnh 1.

Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp.

Những người bị viêm tụy cấp có thể cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh các triệu chứng đau, người bệnh còn có thể có những triệu chứng khác như:

- Buồn nôn (một số người có thể nôn ra ngoài nhưng sau đó vẫn không làm giảm cảm giác buồn nôn).

- Bụng chướng và nhạy cảm khi chạm.

- Sốt, ớn lạnh, hoặc cả hai.- Nhịp tim nhanh (có thể do đau hoặc sốt, cũng có thể do phản xạ bù trừ khi người bệnh bị xuất huyết nội).

Trong những trường hợp nặng có nhiễm trùng hoặc chảy máu, người bệnh có thể bị mất nước và huyết áp thấp với những triệu chứng sau:

- Yếu hoặc cảm thấy mệt

- Hoa mắt, chóng mặt

- Hôn mê

- Dễ bị kích thích

- Bồn chồn hoặc khó tập trung

- Đau đầu

Nếu huyết áp thấp quá mức, những cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu nuôi để thực hiện các chức năng bình thường của chúng. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm được gọi là sốc giảm thể tích.

Viêm tụy mạn tính

Viêm tụy cấp tính và mạn tính khác nhau như thế nào? - Ảnh 2.

Viêm tụy mạn tính thường gặp ít hơn trong viêm tụy mạn, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời

Viêm tụy mạn tính thường gặp ít hơn trong viêm tụy mạn. Một số bệnh nhân cảm thấy đau nhưng hầu hết không bị. Trong trường hợp có triệu chứng đau, cơn đau thường âm ỉ, kéo dài. Tuy nhiên cơn đau thường mất đi khi bệnh trở nên nặng hơn. Sự biến mất của cơn đau là một dấu hiệu xấu vì nó có thể đồng nghĩa với việc tụy đã ngừng hoạt động.

Một số triệu chứng khác trong viêm tụy mạn là do những biến chứng lâu dài của nó, chẳng hạn như:

- Không sản xuất insulin (đái tháo đường).

- Không có khả năng tiêu hóa thức ăn (giảm cân và thiếu chất dinh dưỡng).

- Chảy máu (công thức máu cho giá trị thấp, hoặc thiếu máu).

- Tổn thương gan (vàng da).

Cùng chuyên mục