Gặp cô Mận vui vẻ trong gian bếp nhỏ đang nấu ăn cho anh Lợi và gia đình í tai biết rằng để có được khoảng thời gian này cô đã trải qua biết bao nhiêu vất vả. Sinh anh Lợi ra cô Mận và gia đình vui mừng vì đón cậu con trai khỏe mạnh và kháu khỉnh. Thế nhưng, năm lên 4 tuổi, anh Lợi bị mụn mọc đằng sau gáy ảnh hưởng tới thần kinh khiến cho bên chân bị teo lại. Cô Mận ôm con gõ cửa từng bệnh viện, từng bác sĩ hy vọng mang lại cho con đôi chân nhưng không thành.
Những ngày sau đó cô dạy cho con cách làm quen với việc thiếu vắng đi một bên chân, cùng con tập lại những bước đi đầu tiên. Cô luôn nói với anh Lợi rằng "Con phai cố gắng con đi, con không đi được bằng 2 chân thì con đi bằng 1 chân để bằng bạn bằng bè". Cô Mận luôn nhắc anh Lợi không vì khiếm khuyết cơ thể hay vì lời nói của người xung quanh mà mặc cảm về bản thân.
Chính sự trợ giúp ấy mà anh Lợi lớn lên với một sự tự tin, anh tự mình học hỏi nghề chạm trổ gỗ, và 1 mình Nam tiến gây dựng sự nghiệp.
Sau một lần gia hàng gặp tai nạn, anh Lợi mất 1 năm để điều trị và hồi phục, lo lắng cho con cô Mận nhất quyết phản đối anh trở lại miền Nam lập nghiệp.
Cô nói với anh Lợi rằng "Con có thể làm bất cứ công việc gì nhưng con nhất định phải làm giàu trên đất quê hương mình, tạo công ăn việc làm cho người dân quê mình". Và thế là cô Mận cùng anh lợi vay mượn họ hàng mở lại xưởng gỗ tại nhà. Tới nay, xưởng mộc của anh Lợi có gần chục nhân công làm việc, các sản phẩm làm ra tại xưởng cũng được anh áp dụng các kĩ thuật hiện đại để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng vì thế mà đơn hàng ngày một nhiều hơn.