1. Lực bóp tay thể hiện sức khỏe
Bắt tay là một nghi thức phổ biến, và một nghiên cứu đăng trên tờ The Lancet tháng 5/2015 cho thấy cái bắt tay cũng là một chỉ số đáng tin cậy biểu thị sưcs khỏe của bạn. Đối với 139.691 bệnh nhân được nghiên cứu, những người có lực bóp tay yếu hơn có liên quan với nguy cơ tử vong, đau tim và đột quị cao hơn.
So với những người có lực bóp tay yếu hơn, nhưng người tay khỏe hơn có:
- Nguy cơ tử vong thấp hơn 16%
- Nguy cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn 17%
- Nguy cơ đau tim thấp hơn 7%
- Nguy cơ đột quị thấp hơn 9%
Thể lực đích thực không chỉ là giảm cân và giữ cân nặng “lý tưởng”: Đó còn là về việc giữ khối cơ và sức mạnh “cốt lõi”. Lần tới nếu bạn có bắt tay ai đó – nhất là bác sĩ của mình – thì nhớ bóp mạnh vào nhé.
2. Uống nhiều nước ngọt có hại cho tim
Các loại nước ngọt, nhất là sô đa, có mặt ở hầu khắp các nước, kể cả những nước đang phát triển. Rất hiếm khi ở một sự kiện thể thao hay văn hóa, ở ga tàu hay bến xe buýt, trên các biển quảng cáo tấm lớn, trên Internet và chương trình truyền hình mà bạn không bắt gặp những quảng cáo cho nước ngọt. Nhưng những sản phẩm này có thể gây hại nếu sử dụng với lượng lớn. Một nghiên cứu được báo cáo tháng 11/2015 trên tạp chí Heart đã xem xét thói quen xài đồ uống của 42.400 nam giới. Những người tiêu thụ hơn 2 phần nước ngọt mỗi ngày bị tăng 23% nguy cơ suy tim trong thời gian 12 năm. 2 nghiên cứu trước đó được công bố năm 2015 thấy rằng nước ngọt có tương quan với tăng nguy cơ tử vong và rung nhĩ (một bất thường về nhịp tim).
Nếu có dùng những sản phẩm này, bạn hãy lưu ý về số lượng và đừng vượt quá 2 phần mỗi ngày.
3. Người uống cà phê có nguy cơ tử vong thấp hơn
Cà phê có nhiều ưu điểm đã được các nhà nghiên cứu y học ghi nhận. Để bổ sung vào danh sách này, một nghiên cứu công bố trên BMC Medicine tháng 9/2015 đã cho thấy không có bằng chứng là uống cà phê làm tăng nguy cơ rung nhĩ.
Song quan trọng hơn, một nghiên cứu lớn được đăng tải trên tờ Circulation tháng 11/2015 đã xem xét nguy cơ tử vong và kiểu uống cà phê. Nghiên cứu gồm 74.890 phụ nữ tham gia Nghiên cứu sức khỏe y tá, 93.054 phụ nữ trong Nghiên cứu sức khỏe y tá 2, và 40.557 nam giới trong Nghiên cứu theo dõi sức khỏe thầy thuốc. Kết quả cho thấy so với những người không uống cà phê, những người uống 1 – 5 cốc cà phê mỗi ngày (có hoặc không caffein) có tỷ lệ tử vong thấp hơn:
-1 cốc hoặc ít hơn/ngày: giảm 8% nguy cơ tử vong
-1 - 3 cốc/ngày: giảm 15% nguy cơ tử vong
- 3 - 5 cốc/ngày: giảm 12% nguy cơ tử vong
Chưa rõ tại sao uống cà phê lại có liên quan với giảm nguy cơ tử vong, câu hỏi này có lẽ sẽ là đề tài cho những nghiên cứu trong tương lai.
4. Chế phẩm bổ sung và nước tăng lực có thể chết người
Một số loại chế phẩm bổ sung thảo dược hoặc không thảo dược để tăng lực và giảm cân có thể được qui định chặt chẽ và rất tốt, nhưng không may là một số khác lại không như vậy.
Một nghiên cứu lớn tháng 10/2015 trên tạp chí New England Journal of Medicine đã xem xét dữ liệu từ 63 khoa cấp cứu ở Mỹ và thấy rằng mỗi năm có khoảng 23.005 lượt bệnh nhân phải đi khám và điều trị vì những sản phẩm này. Một nửa số trường hợp là thanh niên (20 – 34 tuổi) hoặc trẻ em không có sự trông coi của người lớn. Các sản phẩm giảm cân hoặc tăng lực gây ra 72% số ca tai biến trong đó bệnh nhân có các triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực hoặc nhịp tim nhanh. Và đối với 38% số bệnh nhân trên 65 tuổi, cấp cứu là do chế phẩm bổ sung khiến họ bị sặc hoặc bị nghẹn.
Các bác sĩ tim mạch không xa lạ gì với nguy cơ của những sản phẩm này. Năm ngoái đã từng có trường hợp bệnh nhân trẻ bị đột tử sau khi sử dụng nước tăng lực. Nhiều sản phẩm trong số này chứa lượng caffeine rất cao vùng với những chất bổ sung thảo dược hoặc không phải thảo dược có tác dụng kích thích tim. Một phối hợp như vậy có thể gây chết người. Vì thế người ta hy vọng những sản phẩm này sẽ được quản lý chặt chẽ hơn và nghiên cứu khoa học hơn. Nếu bạn đang dùng chế phẩm bổ sung hoặc nước tăng lực, hãy thử đi tìm sản phẩm thay thế. Còn nếu không thì đừng thử bắt đầu.
5. Đồ ăn cay có liên quan với sức khỏe tim tốt hơn
Nếu là tín đồ của thức ăn cay, hẳn bạn sẽ rất quan tâm đến nghiên cứu này. Một nghiên cứu của Trung Quốc công bố tháng 8/ 2015 trên tờ BMJ đã xem xét tác động của đồ ăn cay đến nguy cơ ung thư, bệnh tim và đột quị trên một nhóm gồm 199.293 nam và 288.082 nữ tuổi 30 - 79. Các đối tượng ăn đồ cay ở bất cứ đâu từ dưới 1 lần/tuần đến 7 lần/tuần. So với những người ăn đồ cay dưới 1 lần/tuần, những người hay ăn cay hơn có nguy cơ ung thư, bệnh tim và đột quị thấp hơn — từ 10 – 14%. Và nói chung những người ăn cay nhất có nguy cơ thấp nhất.
6. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Khoảng 5 năm trước chúng ta đã lần đầu tiên thấy rằng rung nhĩ có liên quan với tất cả các dạng sa sút trí tuệ, bao gồm bệnh Alzheimer. Giờ đây, những nhóm nghiên cứu khác trên khắp thế giới đã phát hiên ran guy cơ sa sút trí tuệ tương tự ở các bệnh nhân rung nhĩ. Một nghiên cứu công bố tháng 11/ 2015 trên tờ JAMA Neurology đã xem xét 6.514 bệnh nhân ở Anh và thấy rằng 15% số người bị rung nhĩ sẽ phát triển sa sút trí tuệ. Và như đã được tìm thấy trước đây, bệnh nhân bị rung nhĩ trẻ tuổi có nguy cơ cao nhất. Ở những người bị rung nhĩ trước tuổi 67, nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 81% so với những người cùng tuổi không bị rung nhĩ. Ngược lại, nhưng người bị rung nhĩ ở độ tuổi trên 67 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 12% so với những người cùng độ tuổi không bị rung nhĩ.
Nguy cơ liên quan nhiều đến khoảng thời gian bị rung nhĩ, nhưng sẽ giảm đi khi tuân thủ việc điều trị bằng thuốc chống đông máu.
7. Nói được hai thứ tiếng làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Giống như cơ thể, trí óc chúng ta cũng cần luyện tập, vì thế chúng ta nên thương xuyên cố gắng học hỏi điều gì đó mới, giải quyết vấn đề, và nâng cao năng lực. Những người biết ngoại ngữ đã làm được đúng như vậy: Họ đã học một ngôn ngữ chính và sau đó là ngôn ngữ thứ hai, vì thế khi lâm vào tình huống đặc biệt, não của họ có thể chuyển sang mô hình và đáp ứng hoàn toàn khác.
Nghiên cứu tháng 11/2015 trên tờ Stroke thấy rằng 78% số bệnh nhân bị đột quị và chỉ học một ngôn ngữ bị suy giảm nhận thức sau đột quị. Nhưng chỉ có 49% số bệnh nhân nói được hai thứ tiếng bị như vậy – một sự khác biệt đáng kể.
Nếu bạn đang sợ phải sống phụ thuộc người khác khi về già do sa sút trí tuệ hoặc đột quị, thì hãy bắt đầu học ngoại ngữ ngay từ bây giờ.
8. Với những người bị cao huyết áp, huyết áp thấp hơn thì sẽ tốt hơn
Cao huyết áp đang trở thành dịch ở Mỹ, và là nguyên nhân trực tiếp gây suy tim, sa sút trí tuệ, đột quị, rung nhĩ, và tử vong. Trong nhiều năm qua, các bác sĩ đã cố gắng để đưa huyết áp của người dân đến mục tiêu dưới 140/80mm/Hg. Nhưng mức thấp hơn sẽ còn tốt hơn nữa, như đã được chứng minh trong năm nay trong một nghiên cứu bước ngoặt được công bố tháng 11/2015 trên tờ The New England Journal of Medicine. Thử nghiệm đã phải dừng lại sớm vì lợi ích được chứng minh ở những bệnh nhân đáp ứng mục tiêu huyết áp thấp.
Trong nghiên cứu, 9.361 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên cho mục tiêu truyền thống dưới 140mmHg so với dưới 120mmHg. Tổng nguy cơ tử vong, đột quỵ, đau tim và suy tim giảm 25% ở những người đặt mục tiêu huyết áp dưới 120mmHg. Nhóm huyết áp thấp hơn này cũng giảm 27% nguy cơ tử vong.
Hãy đo huyết áp thường xuyên; nếu nó cao, thì không bao giờ là quá sớm để xem xét việc kiểm soát huyết áp một cách nghiêm túc. Không may là căn bệnh này thường diễn biến thầm lặng cho đến khi những biến chứng phát sinh từ tổn thương ở não, tim và thận.
9. Kỷ nguyên mới của điều trị cholesterol
Những người có cholesterol cao có lẽ đã quá quen thuộc với các thuốc nhóm statin. Những thuốc này có tác dụng mạnh nhưng đôi khi không đủ để giúp bạn đạt được nồng độ “vàng” của LDL cholesterol “xấu”. Các statin cũng không cải thiện được HDL cholesterol “tốt”, và hơn nữa, nhiều người không thể dung nạp được các tác dụng phụ của statin như đau khớp, và hiếm gặp hơn là viêm gan hoặc viêm cơ.
Trong năm nay, hai thử nghiệm lớn đã bào cáo một loại thuốc hạ cholesterol mới: chất ức chế PCSK9. Cả hai nghiên cứu cugf xuất hiện trên tờ The New England Journal of Medicine tháng 4/2015.
Nghiên cứu OSLER bao gồm 4.465 bệnh nhân dùng evolocumab, một chất ức chế PCSK9, hoặc placebo. Evolocumab làm giảm 61% nồng độ LDL của bệnh nhân, từ 120 xuống 48mg/dL. Nó cũng làm giảm tỷ lệ tử vong, đau tim, đột quị và sự cần thiết của stent và mổ bắc cầu mạch vành. Nghiên cứu The Odyssey Long Term gồm 2.341 bệnh nhân nguy cơ cao bị bệnh tim có LDL dưới 70 đang dùng statin, và những người dùn alirocumab, một chất ức chế PCSK9, hoặc placebo. Alirocumab làm giảm 62% nồng độ LDL, xuống còn khoảng 48 mg/dL. Số ca đau tim, đột quị và đau ngực đều ít hơn ở những người dùng alirocumab.
Không may là hai thuocs mới này đều ở dạng tiêm và rất đắt đỏ. Nhưng nếu bạn không chỉ dung nạp được statin và cần giảm cholesterol thật nhiều – và bạn có thể trả tiền – thì những thuốc này là một hi vọng.
10. Nhịp tim bất thường ở các vận động viên
Có một điểm rất cần lưu ý khi tập luyện: Nếu bạn tập quá ít, bạn có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì, cholesterol cao, rung nhĩ, đau tim, suy tim và tử vong. Nếu tập quá nhiều, bạn có nguy cơ cao bị các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, phì đại và xơ hóa buồng tim.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí European Heart Journal tháng 6/2015, các nhà nghiên cứu đã báo cáo về tim của 17 vận động viên được đánh giá bằng siêu âm và MRI trong khi tập. Họ thấy rằng tâm thất phải, cho dù hoàn toàn bình thường khi đang nghỉ ngơi, vẫn biểu hiện những dấu hiệu sớm của rối loạn chức năng và giãn nhẹ ở những người mà sau này được thấy là có nhịp tim bất thường. Điều này có thể giúp xác định nguy cơ tim cho những vận động viên muốn tập càng nhiều càng tốt, nhưng không muốn đẩy đến mức sẽ dẫn đến rung nhĩ.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế thành phố trong năm 2024.
VTV.vn - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.