
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Ước tính năm 2014, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương đương với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì. Như vậy số người thừa cân, béo phì hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chi phí cho quản lý và điều trị thừa cân, béo phì có thể lên đến 2% - 7% tổng chi phí cho chăm sóc y tế của các nước phát triển.
Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Trong xã hội hiện đại, tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân và béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo đó, “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI) được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo khuyến nghị chung của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của họ dao động trong giới hạn nhất định từ 18.5 – 24.9. Nếu BMI ≥ 25 thì được coi là thừa cân, BMI ≥ 30 thì là béo phì.
Nguyên nhân căn bản của thừa cân, béo phì là do tình trạng mất cân bằng về năng lượng giữa lượng calo đưa vào cơ thể và lượng calo được sử dụng. Các nhà dịch tễ học nhận định rằng xu hướng gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì trong cộng đồng hiện nay chủ yếu là do gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng, có hàm lượng chất béo cao cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động. Việc thay đổi thói quen ăn uống, lười vận động là hậu quả của các thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sống. Bên cạnh đó là vấn đề thiếu hụt các chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng bộ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, giáo dục, quảng cáo, tiếp thị... Béo phì cũng liên quan đến yếu tố gia đình do có cùng đặc điểm về lối sống, được thể hiện qua việc trẻ dễ bị thừa cân khi có cha hoặc mẹ bị thừa cân, béo phì.
Cục Y tế dự phòng khẳng định: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm. Tiêu biểu như các bệnh tim mạch, bao gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận… Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống thừa cân béo phì là phòng ngừa tăng cân và thúc đẩy giảm cân. Phòng chống thừa cân, béo phì thực hiện theo các nguyên tắc: tập trung làm giảm các yếu tố môi trường đang tạo thuận lợi cho thừa cân, béo phì; làm giảm các yếu tố nguy cơ tác động đến các cá nhân hay nhóm có nguy cơ; đồng thời quản lý từng trường hợp cho các đối tượng đã bị thừa cân, béo phì. Việc phòng ngừa để người có cân nặng bình thường không bị thừa cân, béo phì là vấn đề quan tâm chính của y học dự phòng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên phối hợp phòng chống thừa cân béo phì trong chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm của quốc gia.
Đối với mỗi cá nhân, để chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần duy trì cân nặng hợp lý; hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa; hạn chế ăn đường và muối; tăng cường ăn rau và trái cây. Đồng thời, người dân nên thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 150 phút/tuần đối với người trưởng thành...
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.
VTV.vn - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Sở Y tế TP. Cần Thơ chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ nguồn máu.
VTV.vn - Bệnh nhân 61 tuổi, vào viện trong tình trạng xuất hiện đau bụng quanh rốn khoảng nửa năm nay, đau âm ỉ, có lúc quặn cơn, kèm rối loạn đại tiện.
VTV.vn - Hai trường hợp bệnh nhi bị tai nạn dưới nước vừa được Trung tâm Y tế Tân Kỳ (Nghệ An) cứu sống .
VTV.vn - Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị này đã tiếp nhận 5 nạn nhân, trong đó có 4 trường hợp bỏng nặng.
VTV.vn - Tại khu vực phía nam, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. các chuyên gia lo ngại bệnh sẽ bùng phát mạnh khi bước vào mùa mưa.
VTV.vn - Gambia đã thuê một công ty luật của Mỹ để có hành động pháp lý đối với siro ho của Ấn Độ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ 68 tuổi trong tình trạng cả bàn chân phải bị sưng đỏ, chảy mủ dịch.
VTV.vn - Sau khi ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng, CDC Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ đã kiểm tra, giám sát tình hình dịch tại địa phương này.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 37 tuổi, có tiền sử khỏe mạnh. Ba ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt kèm đau đầu.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng, Hà Đông và huyện Mê Linh kiểm tra cơ sở hành nghề y vi phạm về quảng cáo và hoạt động không phép.
VTV.vn - Chuẩn bị suất ăn sáng cho con nhiều như người lớn, các mẹ luôn tin những khẩu phần này là đầy đủ, song các chuyên gia mổ xẻ thực đơn lại nhận định "đầy thôi chứ chưa đủ".
VTV.vn - Đây là một trường hợp phẫu thuật rất khó, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa.
VTV.vn - Đây là nội dung công văn Bộ Y tế gửi Sở Y tế tỉnh Điện Biện sau khi địa phương này phát hiện 3 ổ dịch bệnh than trên người.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, trong ngày 2/6, nước ta ghi nhận 744 ca mắc mới; có 179 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Ngày 2/6, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì bệnh Whitmore.