Liệu có phải tất cả các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ được phát hiện chỉ bằng một loại xét nghiệm hay không? Các bác sĩ phụ khoa sẽ giúp bạn gỡ rối những thắc mắc thường gặp vô cùng tế nhị này.
Tần suất kiểm tra định kỳ là bao lâu?
Thực tế, cả bạn và "đối tác" đều nên kiểm tra trước khi có ý định gần gũi. Phần lớn chúng ta đều bỏ quên hoặc ngại ngần khi đặt câu hỏi với đối phương rằng liệu họ có hoàn toàn kiểm soát và nắm rõ tình trạng sức khoẻ của mình.
Chỉ một xét nghiệm có thể "chỉ điểm" được tất cả bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Không có một xét nghiệm nào có thể xác định được chính xác tất cả các bệnh này. Mẫu xét nghiệm thường bao gồm máu, nước tiểu để kiểm tra HIV, lậu, giang mai, chlamydia, viêm gan siêu vi B, C. Ngoài ra nếu vấn đề của bạn là mụn rộp. rận mu…, bạn hãy trao đổi với bác sỹ để được làm thêm các xét nghiệm.
Các xét nghiệm luôn có kết quả chính xác?
Tỉ lệ 100% chính xác là không thể bởi lẽ điều này còn phụ thuộc vào từng loại bệnh mà bạn muốn kiểm tra và loại xét nghiệm mà bạn sử dụng. Ví dụ: xét nghiệm virus herpes sinh dục qua mẫu máu thường có kết quả sai. Kết quả âm tính giả thường xảy ra với những bệnh nhân làm xét nghiệm sau khi điều trị mụn rộp sinh dục và dương tính giả thì xuất hiện ở những người có kháng thể herpes thấp. Cách để xác định chính xác nhất với herpes là sử dụng tăm bông quét trực tiếp lên tổn thương và kiểm tra tế bào thu được.
Vì sao xét nghiệm HIV và herpes sinh dục không được đưa vào danh sách những xét nghiệm thường quy trong các gói khám sức khoẻ tổng quát hàng năm?
HIV thường được xét nghiệm sàng lọc hàng 5 năm với những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này hoặc khi bạn yêu cầu. Đối với xét nghiệm herpes, nếu chưa xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào thì việc xét nghiệm qua mẫu máu có thể cho kết quả sai và khiến người bệnh lo lắng quá mức. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh tất cả các xét nghiệm cho từng bệnh nhân cụ thể dựa trên các điều kiện đã có và các chẩn đoán trước đây. Bạn hoàn toàn có thể đề nghị bác sỹ làm thêm các xét nghiệm khác nếu cảm thấy cần thiết.
Có cần thiết phải kiểm tra nếu như bạn không hề thay đổi hay có thêm "đối tác" từ lần kiểm tra trước?
Điều này tuỳ thuộc ở bạn. Bạn có thể chắc chắn về bản thân mình, tuy nhiên khi bạn không tin tưởng ở bạn tình của mình, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn.
Những bệnh lây qua đường tình dục thường có thời kỳ ủ bệnh trước khi có những triệu chứng bên ngoài. Bạn có thể vô tình tiếp xúc trực tiếp với những tổn thương của người bệnh mà không hề hay biết. Ví dụ bạn có thể bị lây giang mai nếu như bạn tiếp xúc với người bệnh đã có lở loét ngoài da khi bạn đang có vết thương hở. Vì thế, ngay cả khi không có "đối tác" mới và hoàn toàn tin tưởng vào sự chung thuỷ của bạn tình, hãy lập tức đến gặp bác sĩ nếu như có xuất hiện thương tổn hoặc những dấu hiệu khác lạ của cơ thể.
Làm thế nào để nói với "đối tác" nếu bạn mắc một căn bệnh tế nhị?
Điều quan trọng nhất trong mọi mối quan hệ là sự trung thực. Không có gì đáng xấu hổ khi bạn mắc bệnh. Nếu như " đối tác" của bạn khiến bạn thấy e ngại thì có lẽ người ấy không đáng để bạn lãng phí thời gian đâu.
Luôn sử dụng bao cao su, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ và trung thực với "đối tác" là những biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).