Có thể hiểu đơn giản, tương tác thuốc là tác động qua lại giữa các vị thuốc xảy ra trong cơ thể khi dùng đồng thời dẫn đến những thay đổi về tác dung dược lý hoặc độc tính. Trong y học cổ truyền, có 7 trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền là đơn hành, tương tu, tương úy, tương ác, tương sử, tương sát và tương phản. Theo các chuyên gia lĩnh vực dược học, nếu không hiểu rõ những tình huống tương tác thuốc này và phối hợp các vị thuốc sai, bài thuốc có thể không hiệu quả và thậm chí là tác dụng ngược, gây nên những hậu quả khó lường cho người sử dụng.
Trong cuốn sách Dược học cổ truyền (NXB Y học), PGS.TS Phạm Xuân Sinh và TS Phùng Hòa Bình đã phân tích cụ thể về 7 trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền, từ đó giúp chúng ta có nhiều kiến thức hơn trong việc phối hợp thuốc hiệu quả. Cụ thể:
Trường hợp đơn hành (Tác dụng của một vị thuốc)
Đối với nhiều vị thuốc, chỉ dùng riêng nó cũng có thể phát huy được hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ, dùng riêng nhân sâm (độc sâm thang) cũng có tác dụng bổ khí, nhất là khi cơ thể ở trạng thái vô lực, thoát dương, mệt mỏi,… Một vị tam thất cũng có tác dụng chỉ huyết, bồi bổ cơ thể, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ. Một vị cà gai leo có hiệu quả chữa rắn độc cắn. Một vị kim ngân hoa cũng có tác dụng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa,…
Trường hợp tương tu (Tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc)
Hai vị thuốc có tính giống nhau khi phối hợp lại thì tác dụng điều trị tốt hơn. Kim ngân hoa phối hợp với liên kiều giúp tăng sức thanh nhiệt, giải độc, dùng tốt trong các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Sinh địa phối hợp với huyền sâm sẽ tăng tác dụng lương huyết chỉ huyết. Hoàng liên dùng cùng liên tâm tăng tác dụng thanh tâm hỏa (giảm nhiệt trong cơ thể). Đại hoàng dùng cùng mang tiêu tăng tác dụng tả hạ (thông lợi đại tiện) lên nhiều so với dùng riêng từng vị.
Liên kiều, vị thuốc phối hợp với kim ngân hoa có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa (Hình minh họa: kraeuter-und-duftpflanzen.de)
Trường hợp tương úy (Ức chế độc tính của nhau)
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế tính độc của vị kia (nếu có) thì được gọi là tương úy. Ví dụ, bán hạ úy sinh khương: tức là khi vị thuốc bán hạ dùng với sinh khương, sinh khương sẽ làm mất đi tính kích thích họng của bán hạ, đồng thời làm hết tác dụng phụ của bán hạ như buồn nôn, lợm giọng. Chính vì vậy, trong chế biến, người ta dùng sinh khương để chế bán hạ. Bên cạnh đó, có nhiều vị thuốc khác cũng sẽ úy nhau khi dùng chung với nhau như nhân sâm úy ngũ linh chi, đinh hương úy uất kim, mang tiêu úy tam lăng, thủy ngân úy thạch tín, ô đầu úy tê giác…
Trường hợp tương ác (Kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này kiềm chế tính năng của vị kia gọi là tương ác. Ví dụ cụ thể là hoàng cầm dùng với sinh khương: hoàng cầm vị đắng tính hàn, sinh khương vị cay tính ấm, khi dùng chung, tính hàn của hoàng cầm sẽ kiềm chế tính ấm của sinh khương.
Trường hợp tương sử (Tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị khác nhau)
Hai vị thuốc có tính và vị khác nhau, khi dùng chung, tác dụng sẽ tăng lên. Ví dụ liên kiều vị đắng tính hàn, ngô thùy du vị cay tính ấm, khi dùng chung, tác dụng cầm nôn (làm hết nôn) sẽ tăng lên do chúng có khả năng hạn chế dịch tiết nước bọt và dịch vị. Trên cơ sở đó, có thể chữa chứng ợ chua của bệnh đau dạ dày.
Trường hợp tương sát (Tiêu trừ độc tính của nhau)
Khi dùng phối hợp, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia: phòng phong trừ độc của thạch tín, đậu xanh trừ độc của ba đậu. Vì vậy, có thể vận dụng tương sát để giải độc khi bị ngộ độc thạch tín hay ba đậu.
Cây phòng phong có thể dùng để trừ độc của thạch tín (Hình minh họa: innerpath.com.au)
Trường hợp tương phản
Hai vị thuốc được gọi là tương phản nếu khi dùng phối hợp chúng sẽ gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể và sẽ gây thêm độc tính cho cơ thể. Ví dụ: ba đậu phản khiên ngưu, cam thảo phản cam toại, hải tảo và bạch cập phản bán hạ, bối mẫu qua lâu phàn ô đầu, đại kích phản nguyên hoa, các loại sâm phản lệ lô, tế tân bạch thược phản lệ lô.
Về nguyên tắc, các vị thuốc tương phản nhau thì không thể dùng chung với nhau. Đây là điều cần hết sức nắm vững bởi nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ví dụ, dùng tế tân với lệ lô sẽ gây mù mắt cho bệnh nhân, hoặc nguyên hoa là vị thuốc có khả năng lợi thủy nhưng khi dùng với cam thảo không những không có tác dụng lợi thủy mà còn làm tăng tính độc của nguyên hoa.
Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có những người đã lợi dụng tính chất tương phản của một số vị thuốc để chữa bệnh. Ví dụ, cam thảo phản cam toại nhưng người ta đã dùng chính hai vị thuốc này (trong bài cam toại tán) với mục đích trục đờm ẩm.
Như vậy, nếu tiến hành phối kết các vị thuốc, chúng ta cần khai thác mặt tốt của chúng vào việc chữa bệnh và chế biến thuốc, đồng thời phải hết sức tránh các trường hợp không nên như tương phản, tương ác để ngăn ngừa việc dùng thuốc không hiệu quả hay những hậu quả xấu có thể xảy ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.