
Singapore là quốc gia có không gian sạch sẽ, tuy nhiên số ca mắc virus Zika đã tăng lên chóng mặt trong thời gian qua. Trước tình trạng dịch do virus Zika diễn biến phức tạp trên thế giới và bùng phát tại Singapore, Bộ Y tế đã và đang đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch do virus Zika tại Việt Nam.
Trước đây Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp cần thiết để khống chế được Zika và sốt xuất huyết. Ngay sau khi virus Zika bùng phát tại Singapore, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, khi phát hiện ra trường hợp nhiễm Zika ngay lập tức tổ chức phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
"Đối với virus Zika, tỉ lệ người bị nhiễm không có biểu hiện triệu chứng, rất khó phát hiện lên tới 80%, cho nên việc sàng lọc và khám cũng như việc phát hiện thân nhiệt tại các khu vực cửa khẩu không phải là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn tích cực tiến hành quản lí sức khỏe và theo dõi tại cộng đồng, khuyến cáo với những người khi đến vùng đang ghi nhận dịch Zika mà có biểu hiện triệu chứng nào, cần đến ngay các cơ sở y tế" - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Ngoài ra, nếu phát hiện ra trường hợp nhiễm virus Zika, các cơ sở y tế sẽ tiến hành khoanh vùng và triển khai những biện pháp về mặt chuyên môn để khống chế kiểm soát dịch ở khu vực đó. Người dân phải tăng cường diệt loăng quăng, bọ gậy, muỗi và những biện pháp phòng chống muỗi đốt, thực hiện một cách thường xuyên và liên tục.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam là những nước có khả năng lây nhiễm virus Zika.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết, tại các nước khu vực châu Á, trong đó có các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Việt Nam... đã từng ghi nhận bằng chứng lưu hành virus Zika chủng châu Á từ những năm 2007, 2008, 2013 và gần đây là năm 2015-2016. Vừa qua, dịch bùng phát mạnh ở các nước châu Mỹ và đặc biệt tại Brazil. Việt Nam cũng đã phản ứng nhanh và kịp thời.
Ngay sau khi phát hiện 3 trường hợp nhiễm Zika, ngành y tế đã liên tục giám sát để đánh giá mức độ lưu hành virus Zika và các chủng tại Việt Nam. Đến nay các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur đã xét nghiệm hơn 2.500 mẫu bệnh phẩm.
Gần đây, Bộ Y tế cũng đã tổ chức họp trực tuyến với 4 Viện, bàn kế hoạch sử dụng test chẩn đoán Trioplex do USCDC hỗ trợ để giám sát sàng lọc đồng thời 3 bệnh Zika, sốt xuất huyết, Chikungunia để phát hiện nhanh các trường hợp mắc bệnh nghi ngờ do virus Zika.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết: Theo Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo, virus Zika là một trong những nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh từ những bà mẹ bị nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc chứng đầu nhỏ ở phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika là dưới 1%. Như vậy, không phải trường hợp nào bị nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai cũng sinh ra những em bé bị mắc chứng đầu nhỏ.
Phun thuốc diệt muỗi tại Singapore. (Nguồn: Getty Images)
Bộ Y tế cũng khuyến cáo các phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sống trong vùng có người nhiễm virus Zika, nếu có biểu hiện sốt, phát ban hoặc đau mỏi cơ, đau mắt đỏ, nên đến các cơ sở y tế chuyên về sản khoa để được hướng dẫn khám sàng lọc và theo dõi sức khỏe kịp thời.
Trong một diễn biến liên quan, chủng virus Zika ở Singapore có khả năng tiến hóa từ một chủng virus Zika từng hoành hành ở khu vực Đông Nam Á từ những năm 60 của thế kỷ 20.
Kết quả trên đã được Bộ Y tế và Cơ quan nghiên cứu, khoa học và công nghệ Singapore công bố ngày 8/9 sau khi các nhà nghiên cứu phân tích virus Zika ở hai bệnh nhân bị nhiễm tại Singapore.
Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng virus Zika bùng phát ở Singapore có nguy hiểm hơn so với chủng virus Zika lan truyền ở Mỹ Latin hay không. Tính đến ngày 7/9, Singapore đã phát hiện 283 trường hợp nhiễm virus Zika.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - 14 người được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk có các triệu chứng nghi bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 6 người phải nhập viện điều trị.
VTV.vn - Trong quá trình vui chơi tại nhà, do hiếu động và chưa nhận thức được nguy hiểm, bé P.K.U., 7 tuổi, đã vô tình nuốt phải dị vật.
VTV.vn - Gan, thận bị tổn thương phải lọc máu, thậm chí cuối tuần vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã có 2 bệnh nhân tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng.
VTV.vn - Cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mới tập đi ăn bơ trước khi đi ngủ đang là "mẹo" được nhiều người áp dụng vì tin rằng sẽ giúp bé dễ vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 40.000 ca nghi mắc sởi, trong đó có 5 trường hợp tử vong.
VTV.vn - Khám thai đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn.
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc hạn chế thời gian ngồi trước tivi xuống còn 1 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
VTV.vn - Khoảng 12h trưa ngày 13/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 1 người bệnh ngộ độc thực phẩm nghi ăn nấm rừng.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phát hiện trang website, trang mạng xã hội có đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược…
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 10/2025.
VTV.vn - Khi thực hiện động tác quăng dây câu, bệnh nhân T.T.Q. (38 tuổi, Phú Yên) vô ý để lưỡi câu văng trúng vào mắt trái, không gỡ ra được.
VTV.vn - Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 được 2 năm. Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân không đi khám lại mà dùng thuốc theo đơn cũ (Januvia 100mg ngày 1 viên).
VTV.vn - Một bệnh nhân uống 113 viên thuốc Phenobarbital (thuốc chống co giật, an thần, gây ngủ) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh kịp thời cứu sống.
VTV.vn - Tuyến nước bọt cũng có thể hình thành sỏi, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 5 tuổi, bị dập và đứt rời 3 ngón tay trái do vô tình chạm vào bộ phận cảm ứng của máy dập nắp cốc tự động tại gia đình.