9 "phương thuốc" tự nhiên trị giãn tĩnh mạch

P.V, icon
03:49 ngày 31/12/2019

VTV.vn - Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở chân và đùi, nhưng cũng có thể phát triển ở các phần khác của cơ thể.

Hình minh họa.

Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể vận chuyển máu từ các cơ quan về tim để lọc máu, đặc biệt là máu không tinh khiết. Khi chức năng tĩnh mạch bị ảnh hưởng, quá trình vận chuyển máu bị trì trệ, dẫn đến phồng tĩnh mạch.

Dưới đây là các biện pháp tự nhiên tại nhà giúp khắc phục giãn tĩnh mạch:

Massage

Phần cơ thể bị giãn tĩnh mạch nên nâng lên cao lâu nhất có thể để giúp hỗ trợ tuần hoàn máu. Tuy nhiên, vì điều này không thường xuyên thực hiện được nên việc massage khu vực giãn tĩnh mạch giúp lưu thông máu.

Chế độ ăn hợp lý

Axit amin homocysteine là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tim, do nồng độ axit amin này trong cơ thể cao có thể làm hỏng lớp niêm mạc mạch máu và tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.

Thiếu hụt vitamin B góp phần làm tăng mức homocysteine. Bạn nên bổ sung vitamin qua thực phẩm giàu vitamin, vitamin B tổng hợp, axit folic, folat như chuối, súp lơ xanh, khoai tây, trứng, trái bơ và hạt hướng dương.

Tập luyện

Các hoạt động thể chất giúp ổn định lưu thông máu, điều này rất quan trọng trong điều trị giãn tĩnh mạch. Ngồi nhiều và lối sống lười vận động khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Tất ngăn giãn tĩnh mạch

Những chiếc tất dành cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch bó nhẹ vào khu vực bị ảnh hưởng, giúp tránh sự giãn nở của thành mạch và tránh cản trở lưu thông máu.

Dầu hoa cúc

Bôi dầu hoa cúc cùng với dầu dừa trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm đau tĩnh mạch.

Bắp cải

Bắp cải giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, kali, magie, canxi, sắt, phốt pho, đồng, lưu huỳnh và chất xơ. Bắp cải giàu lưu huỳnh giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau. Bạn có thể áp lá bắp cải lên vùng giãn tĩnh mạch hoặc ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Giấm táo

Giấm táo có thể chữa được nhiều bệnh. Giấm táo cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tĩnh mạch. Bạn có thể pha 2 thìa giấm táo với nước để uống, hoặc trộn giấm táo với kem dưỡng da để bôi lên vùng giãn tĩnh mạch.

Dầu oliu

Bôi dầu oliu lên vùng giãn tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm viêm. Làm ấm dầu oliu và trộn với vitamin E sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Tỏi

Ngoại trừ mùi nồng thì tỏi là liều thuốc tuyệt vời. Tỏi không chỉ giúp giảm viêm, mà còn giúp thải độc máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Hỗn hợp nước ép 3 nhánh tỏi với dầu oliu và bôi lên khu vực bị ảnh hưởng sẽ giúp trị giãn tĩnh mạch nhanh chóng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục