
Trường hợp bệnh nhân N.T.B. (nữ, 70 tuổi, trú tại Cẩm Phả, Quảng Ninh) có tiền sử tăng huyết áp điều trị không thường xuyên. Bệnh nhân ở nhà đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, buồn nôn.
Bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện tuyến dưới với huyết áp lên tới 230/110 mmHg. Bệnh nhân được nhanh chóng xử trí hạ áp và chụp cắt lớp xác định bị xuất huyết dưới nhện, tràn máu não thất, có thể đột tử bất cứ lúc nào nếu không được xử trí kịp thời. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ chỉ định chụp mạch não, kết quả cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch cảnh trong phải. Nếu không kiểm soát tốt, máu có thể tiếp tục tràn vào khoang dưới nhện, gây suy giảm ý thức, hôn mê sâu.
Nhận định là ca cấp cứu tối khẩn, hội chẩn đa chuyên khoa: hồi sức tích cực, phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh quyết định can thiệp nút mạch cầm máu khối phình bị vỡ nhằm ổn định tình trạng xuất huyết và tránh nguy cơ tái xuất huyết cho người bệnh. Sau điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, hồi phục sức khỏe tốt, đi lại được, không bị di chứng thần kinh.
Cùng với bệnh nhân trên, chỉ trong 3 ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh còn tiếp nhận 6 ca phình mạch não và 5 ca nhồi máu não, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí có trường hợp còn rất trẻ.
Đánh giá tình trạng này, BSCKII. Ngô Quang Chức, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết: "Số ca tai biến mạch máu não tăng đột biến, chỉ trong 3 ngày mà có tới 12 trường hợp, trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 41 tuổi bị xuất huyết não nặng nề. Có những trường hợp phình mạch não may mắn phát hiện được chúng tôi can thiệp nút mạch kịp thời, xuất viện sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, có không ít các ca nhập viện muộn, chậm trễ nên việc điều trị phục hồi rất chậm, để lại di chứng thần kinh – vận động, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống về sau, thậm chí tử vong ngay khi đến viện. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân đột quỵ".
Đột quỵ có thể xảy ra một cách đột ngột nhưng thường có những dấu hiệu cảnh báo mà người bệnh và gia đình có thể nhận biết sớm. Trong đó, nguyên tắc FAST là cách dễ nhớ để phát hiện sớm các triệu chứng và hướng xử trí:
F (Face - Khuôn mặt): Méo miệng, liệt mặt.
A (Arm - Tay): Yếu hoặc liệt nửa người.
S (Speech - Lời nói): Nói ngọng, nói khó.
T (Time - Thời gian): Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế có đủ phương tiện chẩn đoán, cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt bởi "thời gian là não".
Càng lâu được cấp cứu thì tỷ lệ tử vong càng cao hoặc di chứng tàn phế nặng nề. Đặc biệt, không nên mất thời gian chờ người bệnh tự phục hồi hay sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để điều trị tại nhà bởi điều đó vô tình kéo dài thời gian và đánh mất cơ hội sống của chính người bệnh.
Đối với trường hợp phình mạch não, có thể thực hiện tầm soát sớm bằng chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính mạch máu não, sẽ giúp phát hiện sớm những túi phình mạch não chưa vỡ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phòng bệnh đột quỵ não tốt nhất bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ bằng việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, mỡ máu; xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh; không lạm dụng bia rượu, không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Với những người không có yếu tố nguy cơ, cần chú ý tiền sử gia đình có người mắc đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… nên đi khám tầm soát sớm.
Trước thực trạng số ca đột quỵ gia tăng nhanh chóng, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng cách nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ, tuân thủ điều trị các bệnh lý nền và thực hiện tầm soát định kỳ. Để bảo vệ sức khỏe và tầm soát nguy cơ đột quỵ, người dân có thể đến bệnh viện để được tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc khẩn trương cấp cứu và điều trị các nạn nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Vĩnh Phúc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca ngộ độc thuốc felodipine nghiêm trọng bằng kỹ thuật ECMO kết hợp lọc máu hấp phụ (HP).
VTV.vn - Liên cầu lợn (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn nguy hiểm, tồn tại trong cơ thể lợn - đặc biệt là lợn bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã áp dụng kỹ thuật tạo hình tuyến vú bằng vạt da cơ lưng rộng, vừa điều trị triệt căn ung thư vú, vừa cải thiện ngoại hình cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Bạch Mai vừa bóc tách thành công khối u trung thất hiếm gặp kích thước 30x20 cm, nặng 3,6 kg, giúp bệnh nhân hồi phục ngoạn mục sau ca mổ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân 44 tuổi, trong tình trạng liệt hoàn toàn hai chân, rối loạn cảm giác từ vùng bẹn trở xuống, đau dữ dội vùng cột sống.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 35 tuổi, đến viện khám vì hai mắt thường xuyên nhìn lóa, đặc biệt khi ra nắng, kèm theo biểu hiện đỏ mắt tái diễn.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo đến người tiêu dùng liên quan đến 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nghi giả của Công ty TNHH Công nghệ Herbitech.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp ngộ độc Methanol nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa xử lý thành công, cứu sống người bệnh nam 47 tuổi, bị đinh sắt dài 5cm xuyên qua hộp sọ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhi C.D.A (11 tuổi) trong tình trạng nguy kịch sau tai nạn giao thông, tiên lượng rất xấu.
VTV.vn - Ngày nay, TPCN là giải pháp được lựa chọn để chăm sóc sức khỏe chủ động. Làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của TPCN, lại tiết kiệm chi phí một cách thông minh?
VTV.vn - Cụ bà 92 tuổi (trú tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nguy kịch do viêm màng não mủ trên nền nhiễm khuẩn.
VTV.vn - Đây là chủ đề Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét năm 2025.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh (56 tuổi, Phú Thọ) bị thủng tạng rỗng - một tình trạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm.