
Một số bệnh hay gặp nhất
Bệnh tiêu chảy là một trong các bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em và cũng là một trong các bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do chế độ ăn, uống của mùa hè khác với các mùa khác hoặc khác với chế độ ăn ở nhà trường; cũng có thể do khâu vệ sinh thực phẩm chưa tốt, nhất là một số trẻ được bố mẹ cho đi nghỉ mát, ăn uống ở một số hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
Trong các bệnh tiêu chảy mùa hè đáng lưu ý nhất là tiêu chảy do nhiễm khuẩn, đặc biệt tiêu chảy do ngộ độc thức phẩm bởi vi khuẩn tả (V. cholerae), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), kiết lỵ (lỵ amib).
Không cho trẻ ăn trái cây chưa được rửa sạch
Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cũng là một vấn đề đang được các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý. Trong đó bệnh viêm phổi cấp tính là một bệnh rất nan giải, nhất là tại các vùng, miền ở xa cơ sở y tế. Viêm phổi cấp tính mùa hè có thể do vi khuẩn hoặc do virút, nhưng tỷ lệ viêm phổi do virút thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Việc chẩn đoán nguyên nhân trong viêm phổi mùa hè ở trẻ cũng sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là ở các tuyến y tế chưa đủ điều kiện trang thiết bị máy móc, sinh phẩm của phòng xét nghiệm.
Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu (n.meningitidis) cũng hay xảy ra vào mùa hè và nếu xảy ra thì sẽ gặp ở hầu hết những trẻ chưa được tạo miễn dịch chủ động (tiêm phòng vắc-xin). Bệnh có một số đặc điểm gây nguy hiểm cho trẻ là diễn biến thường nặng và dễ gây thành dịch.
Bệnh viêm não do virút Nhật Bản B thuộc nhóm B của arbovirus. Virút này muốn gây bệnh cho người phải nhờ đến muỗi culex hoặc muỗi aedes. Mùa hè các loại muỗi đều có điều kiện để phát triển nếu trẻ không được nằm màn. Ở những địa phương có mật độ muỗi cao và có mầm bệnh virút viêm não Nhật Bản B thì trẻ rất dễ mắc bệnh này. Bệnh cũng rất dễ lây lan thành dịch.
Bệnh sốt xuất huyết dengue cũng rất dễ xảy ra, do muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Trẻ vui chơi ở những nơi có muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết dengue hoặc ngủ không nằm màn rất dễ mắc bệnh, nhất là lúc sáng sớm và chiều tối là lúc muỗi vằn hoạt động hút máu mạnh nhất.
Cả 2 bệnh viêm não Nhật Bản B và sốt xuất huyết dengue rất dễ gây thành dịch, bệnh nặng, dễ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không phát hiện và xử trí sớm. Say nóng, say nắng cũng có thể xảy ra vào mùa hè đối với trẻ ham chơi ngoài trời nắng, thiếu sự kiểm soát của người lớn, đặc biệt là những trẻ được đi du lịch, tắm biển giữa lúc trời nắng gắt. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến hiện tượng trẻ tắm sông, ao, hồ không có sự kiểm soát của người lớn rất dễ xảy ra chết đuối, nhất là trẻ ở vùng nông thôn, ngoại thành.
Phòng bệnh
Mùa hè cần có một chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ không nên xáo trộn quá mức chế độ ăn ở trường học với chế độ ăn ở nhà.
Cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, không cho trẻ uống nước lã, nước chưa được đun sôi, không ăn quả xanh chưa rửa sạch.
Không nên cho trẻ chơi, nghịch ngoài nắng gắt, nhất là vào buổi trưa, xế chiều. Đi ngủ phải nằm màn kể cả ngủ ban ngày để tránh muỗi đốt. Không nên cho quạt mát xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ ngủ; không nên để nhiệt độ điều hòa thấp quá, 27- 28oC là vừa) và cũng không nên cho trẻ nằm ngủ hoặc chơi dưới làn gió của máy điều hòa nhiệt độ.
Khi trẻ chơi ra mồ hôi nhiều làm ướt áo quần thì cần thay cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp.
Người lớn cần tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.
Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là các loại vắc-xin phòng các bệnh mùa hè.
Không cho trẻ đi tắm sông, ao, hồ mà không có sự giám sát của người lớn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!
VTV.vn - Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc thông báo, số ca tử vong do tự tử ở nước này trong năm 2022 đã giảm nhẹ so với năm trước đó.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, trong ngày 22/9, cả nước ghi nhận 47 ca mắc mới, có 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa phẫu thuật thành công, lấy dị vật trong ổ bụng cho bệnh nhân Đ.V.T. (55 tuổi, trú tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang).
VTV.vn - Vì mạo hiểm tân trang "cậu nhỏ" mà nhiều quý ông nhập viện do biến chứng viêm loét, hoại tử.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống bệnh nhân bị vết thương thấu ngực, sốc mất máu biến chứng ngưng tim nguy kịch.
VTV.vn - Bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.
VTV.vn - TS.BS Nguyễn Thị Kim Nhi, Trưởng Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, khoa vừa cứu sống bé gái 1 ngày tuổi bị hội chứng Kasabach-Merrit.
VTV.vn - Hơn một nửa dân số thế giới vẫn đang thiếu các dịch vụ y tế thiết yếu, trong khi khoảng 2 tỷ người trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn để chi trả các dịch vụ này.
VTV.vn - Không được để thiếu thuốc và vật tư, hóa chất, thiết bị phòng chống dịch đau mắt đỏ là yêu cầu của Bộ Y tế trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ gia tăng tại nhiều nơi.
VTV.vn - Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa cứu sống thành công trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, suy đa tạng, xuất huyết não nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa liên tục tiếp nhận 3 trường hợp trẻ nuốt phải đinh vít, vật sắc nhọn và cục nam châm nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân tới khám bệnh với biểu hiện rất nhiều tổn thương ung thư da, tập trung chủ yếu ở vùng mặt, cổ.
VTV.vn - Cụ bà Đ.T.D. (90 tuổi, trú tại Bắc Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh) vào viện vì 2 mắt cộm, đỏ, chảy nước mắt, nhìn mờ sau khi nhỏ nhầm dầu gió vào mắt.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân N.T.V. (57 tuổi, Hà Nội) trong tình trạng nuốt vướng vùng cổ.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 19 tuổi bị tổn thương tủy cổ ngang, tê yếu tay chân, đi lại khó khăn do ngộ độc khí N2O sau thời gian dài sử dụng bóng cười.