
Vai trò của iốt đối với cơ thể trẻ:
Iốt là một nguyên tố vi lượng có trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua… khi trẻ thiếu iốt, tương tự với kẽm sẽ gây ra những ảnh hưởng khó lường:
Thiếu iốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol… Ở trẻ em, nếu được cung cấp bổ sung iốt kịp thời sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm hoạt giáp.
Trẻ thời kỳ thiếu niên bị thiếu iốt, sự phát triển thể chất cũng như trí não không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn...
Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.
Phụ nữ mang thai thiếu iốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Các chuyên gia đã chứng minh, thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật.
Ngược lại, lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn nhu cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên... sẽ gây nên hội chứng cường giáp - bệnh Basedow, ngoài ra còn có thể bị u độc tuyến giáp - Toxic Adenoma, viêm tuyến giáp - Thyroiditis.
Phòng ngừa thiếu iốt cho trẻ:
Với trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé.
Với trẻ đã ăn dặm cần bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh...
Trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Vì vậy, các bà mẹ chú ý thêm vào thực đơn cho bé từ nguồn thức ăn giàu iốt này.
Nhu cầu iốt của trẻ/ngày
Trẻ còn bú từ 0 - 6 tháng cần 40mcg.
trẻ còn bú từ 6 - 12 tháng cần 50mcg.
trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 70mcg.
trẻ từ 4 - 9 tuổi cần 120mcg.
trẻ từ 10 - 12 tuổi cần 140mcg.
Trẻ từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.
Lượng iốt có trong 100g thực phẩm:
Muối ăn có iốt:555mcg, rau dền: 50mcg, nước mắm: 950mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg...
Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể trẻ và phòng được các rối loạn do thiếu iốt.
Những thực phẩm có iốt:
Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao 4 - 90mcg/kg, sau đó là các loại thịt.
Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thức ăn thực vật, ngũ cốc, rau quả có hàm lượng iốt thấp nhất.
Lượng iốt có trong thực phẩm còn phụ thuộc vào lượng iốt có trong đất và nước của từng vùng. Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn, càng là muối tinh chế, hàm lượng iốt càng ít. Hàm lượng iốt trong muối biển khoảng 20mcg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2mcg iốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
Những thực phẩm chứa iốt cao - hàm lượng iốt/100g thực phẩm.
2.Tảo tía (khô): 1.800mcg
3.Rau chân vịt: 164mcg
4.Rau cần: 160mcg
5.Cá biển: 80mcg
6.Muối biển: 2mcg
7.Củ mài: 14mcg
8.Muối ăn có iốt: 7.600mcg
9.Cải thảo: 9.8mcg
10.Trứng gà: 9.7mcg
VTV.vn - Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp cứu thành công bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối biến chứng nặng do bỏ chạy thận và không tuân thủ chế độ ăn uống.
VTV.vn - Bé trai 5 tuổi ở Hà Nội nhập viện nguy kịch do tự quấn dây rút quần quanh cổ, treo trên dây mắc màn. Tai nạn sinh hoạt hy hữu cảnh báo nguy cơ với trẻ nhỏ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) ghi nhận một trường hợp mắc bệnh giun rồng là bệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại xã Thượng Long, huyện Yên Lập).
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp người bệnh 49 tuổi bị bỏng giác mạc nặng do nhỏ nhầm dầu gió vào mắt.
VTV.vn - Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc vừa cứu sống bé gái 8 tháng tuổi trong tình trạng nguy kịch do sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp cấp (ARDS) và sốc nhiễm khuẩn nặng.
VTV.vn - Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến. IVF kết hợp sàng lọc phôi PGT-M giúp ngăn con mang gen bệnh, hướng tới thế hệ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
(VTV.vn) – Tóc bạc sớm, rụng tóc lan rộng ở người trẻ, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, cuộc sống. Vì sao xảy ra và đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả hiện nay?
VTV.vn - Sản phẩm Ích Niệu Khang giúp giảm tiểu đêm, tiểu nhiều của Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC được vinh danh lọt Top 20 thương Hiệu tiêu Biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2025
VTV.vn - Hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới 8/5, ngành y tế kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức, tầm soát sớm và hỗ trợ cộng đồng người bệnh tan máu bẩm sinh.
VTV.vn - Một bệnh nhân 71 tuổi tại huyện Ea H’Leo vừa tử vong nghi do bệnh dại, nâng tổng số ca tử vong do bệnh này tại Đắk Lắk từ đầu năm đến nay lên 3 trường hợp.
VTV.vn - 10 năm kiên trì, bền bỉ cùng sự đồng hành của hàng trăm đối tác đã giúp thương hiệu Olympian Labs (Mỹ) có chỗ đứng vững chắc trên thị trường dược phẩm Việt.
VTV.vn - Một trường hợp thủng ổ loét trực tràng gây thủng tạng rỗng vừa được cấp cứu kịp thời tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ) giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong.
VTV.vn - Bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, suy thận mạn suýt tử vong do toan lactic nặng.
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi nhập viện trong tình trạng bỏng miệng và thực quản sau khi uống nhầm bột thông cống.