Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghị, Bệnh Viện Y Dược cổ truyền Đồng Nai, lợi dụng tâm lý nhiều người bệnh ưa thích dùng thuốc đông dược, vì thuốc ít tác dụng phụ, nên nhiều cơ sở sản xuất đã lén lút trộn corticoid vào thuốc đông dược để làm tăng tác dụng điều trị và "đánh lừa" bệnh nhân. Nếu người bệnh không cảnh giác, sử dụng các thuốc có trộn corticid dài ngày, sẽ gây ra ngộ độc và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số loại thuốc đông dược pha trộn corticoid như các loại thuốc tàu, thuốc cao đơn hoàn tán, thuốc tể không rõ nơi sản xuất…
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Thường sau một thời gian dùng thuốc có trộn lẫn corticoid kéo dài, người bệnh sẽ có biểu hiện ngộ độc, trong y khoa gọi là "hội chứng giả Cushing". Lúc này người bệnh xuất hiện các biểu hiện bị lệ thuộc vào corticoid và nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể.
Các biểu hiện lệ thuộc vào corticoid thường gặp ở những người sử dụng corticoid kéo dài, đột nhiên ngưng thuốc. Lúc này bệnh sẽ bùng phát với những triệu chứng trầm trọng hơn trước. Nếu biểu hiện nặng sẽ có triệu chứng: đau bụng, đau lưng, đau chân; nôn và tiêu chảy nhiều gây mất nước nặng; hạ huyết áp, có khi không đo được; lơ mơ, có thể hôn mê. Trong trường hợp này, cần phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời do bị tổn thương tuyến thượng thận cấp. Nếu nhẹ người bệnh mệt mỏi khó chịu, chán ăn, đau cơ, nhức đầu, bong vảy da, thậm chí có sốt và kèm theo nhiều rối loạn cơ thể khác.
Tăng cân và béo bệu là một trong những biểu hiện sớm nhất, thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc corticoid và biểu hiện bằng sự tăng cân rất nhanh trong vài tuần. Sự tăng lượng mỡ ở bụng, ngực và đầu mặt cổ, gây ra triệu chứng bụng mỡ, lượng mỡ tích tụ ở mặt tạo ra dáng mặt tròn căng mọng, mỡ cũng tích tụ nhiều ở vùng gáy cổ.
Da đỏ và da mỏng, là do teo lớp thượng bì và tổ chức dưới da kết hợp với hiện tượng giãn mạch dưới da. Những vết rạn da màu đỏ rộng từ 0,5-2 cm, thường ở bụng, mông, đùi, nếp lằn vú, nách, kheo, đối với trường hợp nặng có thể rạn da toàn thân. Nguyên nhân là do mất tổ chức liên kết, sợi chun, sợi tạo keo của tổ chức dưới da. Lúc này nếu người bệnh bị các vết thương ngoài da rất lâu lành và da dễ bị nhiễm khuẩn.
Rậm lông và nhiều mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu ở mặt, cũng có thể ở bụng, ngực, vú, đùi.
Người bị ngộ độc corticoid thường bị huyết áp cao và kèm theo các biến chứng đối với: tim, thận, mắt, não. Do đó sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Rối loạn sinh dục đối với phụ nữ như bị mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh. Nam giới thường giảm khả năng tình dục, lông mọc thêm ở tinh hoàn và có biểu hiện vú to hơn trước.
Rối loạn về tâm lý, bệnh nhân dễ xúc động, thay đổi cảm xúc, chán nản, mất ngủ, lo lắng, giảm trí nhớ và sự tập trung kém.
Yếu cơ, teo cơ do giảm quá trình tổng hợp protein. Bệnh nhân có hình dáng mất cân đối, phần đầu mặt và ngực bụng thì mập nhưng tay chân lại teo nhỏ lại, người bệnh không thể vận động dễ dàng trong sinh hoạt hàng ngày như trước đây.
Loãng xương cũng là một biến chứng hay gặp. Bệnh nhân thường bị gãy xương khi bị té ngã, thường xảy ra ở cột sống, xương sườn, xương bàn chân…
Điều trị ngộ độc do corticoid
Để chẩn đoán những người bị ngộ độc corticoid, thầy thuốc thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng nêu trên, kết hợp với các biểu hiện bùng phát sau ngưng thuốc. Đồng thời đo nồng độ cortisol trong máu vào buổi sáng giảm thấp hơn bình thường. Trong trường hợp chưa rõ ràng, thầy thuốc có thể làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để định bệnh.
Việc điều trị đối với bệnh nhân lạm dụng corticoid thường phải mất nhiều tháng chăm sóc tại các chuyên khoa về nội tiết và đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc.
Thầy thuốc sẽ dùng các biện pháp giải độc bằng cách giảm liều thuốc corticoid từ từ, với liều cao rồi giảm dần tới liều sinh lý, sau đó tiến tới dùng cách nhật rồi có thể ngừng thuốc. Phương pháp thứ hai có thể áp dụng là chuyển sang dùng corticoid nhẹ hoặc glucocorticoid, prednisolon cho đến khi xét nghiệm cortisol huyết tương đã ở mức bình thường, người bệnh được ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một năm sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân vẫn phải tái khám để kiểm tra và bù thêm glucocorticoid khi bị bệnh hay chấn thương.
Người bệnh cần tuân thủ trong điều trị
Trong thời gian điều trị người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc chứa corticoid trong vài tuần trước khi điều trị dù biết rằng khi ngưng bệnh sẽ bùng phát nhiều hơn vì hiệu ứng phản hồi corticoid.
- Không dùng lại corticoid dưới bất cứ hình thức nào dù là uống, tiêm chích, tiêm truyền hay hít vào mũi hay bôi ngoài da.
- Dùng hoạt chất làm lành da, chống viêm chiết xuất thiên nhiên nhờ công nghệ sinh học cao; đó là phức chất bảo vệ da; chiết xuất thực vật chứa thành phần hoạt tính giúp làm dịu, lành viêm sẩn đỏ, và củng cố cấu trúc hàng rào bảo vệ của da.
- Dùng hoạt chất chiết xuất thiên nhiên làm vững mạnh thành mạch chống giãn mạch và đỏ da.
- Vật lý liệu pháp giúp điều hòa chức năng tiết nhờn của tuyến bã nhờn, làm lành, phục hồi chức năng da và tăng cường tái tạo tế bào da bị tổn thương: ánh sáng liệu pháp.
Nhằm phòng tránh nguy cơ bị độc thuốc corticoid, người bệnh không tự mua dùng các thuốc kháng viêm không rõ nguồn gốc (thuốc giảm đau nhức xương khớp, thuốc trị cảm ho, sổ mũi, viêm xoang). Đa phần các loại thuốc kháng viêm đều có nguồn gốc từ corticoid.
Do đó, nếu dùng một cách tùy tiện không theo sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó, bệnh nhân nên đi khám bệnh ở các cơ sở y tế có uy tín và dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Nếu muốn điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, thì nên đến khám tại các bệnh viện y học cổ truyền, không tin theo các "lang băm" dùng các loại thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc mà rước họa vào thân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.