Điều động gần 30.000 nhân lực hỗ trợ các địa phương chống dịch COVID-19:
Để đáp ứng nhân lực cho công tác phòng, chống dịch, điều trị người bệnh COVID-19 tại các điểm nóng về dịch như Bắc Giang, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ... trong năm 2021, Bộ Y tế đã điều động gần 30.000 nhân lực y tế là cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ, giảng viên, sinh viên khối ngành y đồng hành cùng các địa phương chống dịch.
Đoàn cán bộ, nhân viên y tế Quảng Ninh hỗ trợ chống dịch.
13 Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 được thành lập:
Với mục tiêu giảm tử vong cho người bệnh mắc COVID-19, Bộ Y tế đã thiết lập 13 Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 tại các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ và Vĩnh Long.
Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TP. Hồ Chí Minh.
Các Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 tại các địa phương.
Nhiều sáng kiến "cái khó ló cái khôn" trong điều trị COVID-19:
Đối với công tác điều trị người bệnh COVID-19, các y bác sĩ vừa phải đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho người bệnh, vừa phòng lây nhiễm trong quá trình làm việc.
Để giảm bớt áp lực này, các bác sĩ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế đã ứng dụng các công nghệ và thiết bị như robot đưa vào hoạt động. Robot sẽ nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài. Đồng thời robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh.
Robot của Bệnh viện Trung ương Huế được đưa vào hoạt động trong Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh.
3 con robot được đưa tới phục vụ bệnh viện dã chiến, giúp y bác sĩ giảm áp lực khi hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, tránh bị lây nhiễm trong quá trình điều trị cũng như góp phần giảm lây lan COVID-19 ra cộng đồng.
Còn tại Bệnh viện dã chiến số 6 TP. Hồ Chí Minh, cũng chính một bác sĩ đã nghĩ ra cách chia 1 bình oxy cho nhiều người để khắc phục tình trạng thiếu oxy trong những ngày dịch bệnh căng thẳng.
Không chỉ chia bình oxy, một số bệnh viện còn chia cả máy ECMO cho 2 sản phụ để cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Với các nhân viên y tế không chỉ sẵn sàng lên đường vào các vùng nguy hiểm của dịch, mà sức sáng tạo "bất đắc dĩ" của các y bác sĩ còn giúp nâng cao năng lực điều trị tăng lên rất nhiều, cứu sống thêm nhiều bệnh nhân.
Thay đổi chiến lược: Điều trị F0 tại nhà và hỗ trợ túi thuốc A, B, C:
Trước số ca mắc COVID-19 tăng cao tại nhiều địa phương, giữa tháng 7/2021, Bộ Y tế đồng ý thí điểm cách ly F0 tại nhà, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai.
Đến nay, việc cách ly F0 tại nhà đã được nhân rộng ra nhiều địa phương khác. Việc triển khai cách ly F0 tại nhà trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng cao được các chuyên gia đánh giá là cách để giảm tải cho khối điều trị, đồng thời cũng tạo tâm lý thoải mái cho F0.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà. Các địa phương cũng triển khai các túi thuốc A, B,C điều trị cho F0 tại nhà.
Từ đó đến nay, các gói thuốc A, B và C đã và đang phát huy hiệu quả rất lớn, làm giảm chuyển nặng đối người F0 cách ly tại nhà, góp phần không nhỏ vào sự hồi phục của người bệnh.
Mạng lưới Trạm Y tế lưu động rộng khắp giúp quản trị F0, giảm quá tải cho tuyến trên:
Bộ Y tế chính thức ký ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19 hết sức phức tạp hồi cuối tháng 8/2021. TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên thí điểm triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động. Chỉ trong thời gian ngắn, thành phố đã kích hoạt hơn 400 Trạm Y tế lưu động hỗ trợ việc cách ly F1, điều trị F0 tại nhà.
Sau TP. Hồ Chí Minh, các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ... cũng triển khai các Trạm Y tế lưu động để quản lý, theo dõi và điều trị F0 một cách hiệu quả, giảm gánh nặng cho các cơ sở thu dung, các bệnh viện điều trị COVID-19.
Đên nay, sau hơn 4 tháng triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước, các Trạm Y tế lưu động đã trở thành "cánh tay nối dài: chăm sóc F0 hiệu quả cho các địa phương.
Tiêm chủng phòng COVID-19 - Việt Nam về đích sớm:
Tính đến cuối tháng 12/2021, nước ta đã tiêm chủng hơn 146 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và trở thành nước thứ 52 trong 63 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đã bao phủ 2 mũi tiêm chủng vaccine cho 70% dân số.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Hà Nội.
So với những dự báo trước đây, từ những nỗ lực vô cùng to lớn về tiếp cận nguồn vaccine, việc huy động lực lượng y tế triển khai tiêm cả ngày lẫn đêm, cùng sự hưởng ứng của đông đảo người dân, chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 tại Việt Nam đã về đích sớm.
Huy động sức mạnh cộng đồng tham gia chống dịch:
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, tinh thần cộng đồng vô cùng quan trọng.
Tháng 9/2021, hưởng ứng lời kêu gọi F0 khỏi bệnh cùng chống dịch của Bộ Y tế, đến nay, đã có gần 300 F0 khỏi bệnh đăng ký tham gia chương trình "ATM F0 chống dịch" trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, 165 F0 đã nhận bàn giao công việc với các nhiệm vụ hậu cần, dọn vệ sinh, dọn phòng, lái xe, chăm sóc bệnh nhân…
Cũng trong tháng 8, 9/2021, ATM Oxy doanh nhân trẻ đã vận hành được 23 trạm lưu trữ và cung cấp oxy cho hơn 10.000 bệnh nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. ATM Oxy cam kết đảm nhận trọng trách cung cấp oxy cho hơn 400 trạm y tế lưu động, tương đương với việc hỗ trợ oxy cho 3.000 - 4.000 bệnh nhân mỗi ngày.
Nhiều hoạt động vì cộng đồng khác như ATM khẩu trang, ATM gạo... cũng được các nhóm, tổ chức, đơn vị... triển khai giúp đỡ người dân khó khăn trong dịch COVID-19.
Đẩy mạnh số hoá trong phòng chống dịch:
Việc đẩy mạnh số hoá trong các khâu quản lý dữ liệu sức khoẻ điện tử, điển hình như các ứng dụng PC-COVID, Sổ Sức khoẻ điện tử đã giúp người dân khai báo y tế và tích hợp thông tin tiêm chủng nhanh chóng.
Quá trình số hoá của ngành Y tế cũng giúp công tác khám chữa bệnh thông thường không bị gián đoạn. Tất cả những nỗ lực này đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 52 tuổi bị liệt nửa người phải khi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng; nam bệnh nhân 59 tuổi thì nói đớ, yếu nửa người trái sau khi tắm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai hơn 1 tuổi, ngụ tại Tây Ninh, trong tình trạng khó thở tím tái.
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Cùng với đó, có hơn một nửa người trưởng thành tại nước ta chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa Thu Đông, nhiệt độ thay đổi thất thường là yếu tố khiến người cao tuổi và trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao.
VTV.vn - Nouri Colos là dòng sữa non công thức bổ sung dinh dưỡng giúp kích thích trẻ ăn ngon, tăng cân ổn định.
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy thời điểm ăn cũng tác động đến quá trình giảm cân không thua kém những gì chúng ta nạp vào cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Long Thành (Đồng Nai), trên địa bàn huyện vừa ghi nhận ổ dịch dại trên chó.