
Tác dụng của dầu gió theo y học là hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, cảm lạnh... Nhưng cần dùng đúng, vì đã có những trường hợp dùng sai cách, hoặc để trẻ em uống phải đã bị ngộ độc.
Trong các gia đình có con nhỏ, nhất là ở nông thôn thường sử dụng dầu gió trị cảm lạnh và một số chứng bệnh thông thường cho trẻ nhỏ mà không cần phân biệt thành phần tinh dầu của dầu gió thuộc loại nào.
Điều này có thể gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Bởi trong dầu gió có chứa eukalyptol và đặc biệt camphor - chất độc đối với trẻ em, nếu dùng không đúng khiến trẻ hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước, hay nuốt phải chỉ 1g cũng đủ gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.
Biểu hiện khi ngộ độc
Sau khi xoa dầu gió trong vòng 5 -90 phút nếu thấy dấu hiệu bất thường, và có các triệu chứng sớm như bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng… thì đó là tình trạng ngộ độc dầu gió.
Đặc biệt ngửi thấy mùi dầu gió ở miệng trẻ, là có thể trẻ đã uống phải dầu gió, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt. Triệu chứng nặng hay nhẹ tùy vào lượng dầu nhiều hay ít.
Nếu không được điều trị ngộ độc dầu gió kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
- Trẻ dưới 24 tháng tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng.
- Người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp… không nên dùng.
- Người bình thường cũng không nên lạm dụng, dùng quá thường xuyên sẽ "nhờn", giảm tác dụng.
- Tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ.
- Các bà mẹ sau khi sinh tránh dùng dầu gió.
Dùng sao cho đúng?
Khi cơ thể có triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi, nhức đầu, ho nhẹ, đau bụng, đầy hơi, đau cơ, bong gân, côn trùng cắn ngứa ngáy… có thể dùng dầu gió để làm dịu bớt các triệu chứng.
Cách dùng: Dầu gió chỉ có thể dùng ngoài da. Không nên thoa dầu gió trực tiếp lên vùng da trầy xước.
Trẻ lớn trên 2 tuổi,khi dùng nhất thiết phải có sự theo dõi của người lớn. Trước khi bôi dầu cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ bằng cách lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt. Nếu đau bụng do lạnh, khó tiêu, bôi vào vùng quanh rốn; nếu nhức đầu bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ. Người hay bị dị ứng, người có bệnh mạn tính muốn dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
Khi dùng dầu gió chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau, vùng cạo gió. Không dùng nhiều hơn 3 - 4 lần trong ngày, và nên ngừng ngay khi cơn đau, sự mệt mỏi đã chấm dứt. Tuyệt đối không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.
Chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống. Không nên cho trẻ uống dầu vì có thể gây tổn thương niêm mạc ruột. Luôn dùng một lượng vừa đủ, chỉ dùng lúc đau và chấm dứt ngay khi cơn đau đã hết.
Tùy người, tuỳ cơ địa, chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt mà có tác dụng khác nhau, nhưng tác dụng của dầu gió sẽ rất hiệu quả nếu dùng đúng cách.
Cách sử dụng dầu gió:
- Trẻ bị ngạt mũi: Hòa tan 2 giọt tinh dầu với 1 chén nước nóng, cho trẻ hít thở sẽ dễ chịu và không chảy nước mũi nữa.
- Trẻ bị cảm, mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc: Pha nước tắm của trẻ với vài giọt tinh dầu khuynh diệp sẽ hỗ trợ trị cảm cho bé.
- Ngày lạnh, trở trời có thể giúp trẻ phòng cảm lạnh bằng cách xoa một lớp mỏng tinh dầu khuynh diệp vào gan bàn chân, bàn tay trẻ.
- Phòng bệnh cho trẻ đi chơi nơi đông người, đi chơi xa… Hãy bôi ít tinh dầu Khuynh diệp lên áo quần, lòng bàn tay, giúp trẻ không bị lây bệnh.
VTV.vn - Kết quả mẫu thực phẩm làm 1 người tử vong tại xã Dân Chủ, huyện Hoà An, Cao Bằng là độc chất thường có trong cây lá ngón.
VTV.vn - Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch. Đáng lo ngại là song song với đó còn có nguy cơ thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế...
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, ở Lâm Đồng, mang nhiễm sắc thể XY của nam giới do rối loạn gene di truyền vừa được Bệnh viện E phẫu thuật tạo hình thành công trả lại giới tính thật.
VTV.vn - Đây là trường hợp một bệnh nhân 21 tuổi, trú tại Quảng Bình, bị trầm cảm sau sinh và có hành vị tự tử bằng cách dùng dao rạch bụng.
VTV.vn - Khi bị ngộ độc lá ngón, nếu không phát hiện sớm, sơ cứu, cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân thường tử vong sau 1 - 7 giờ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận bệnh nhi N.V.G.B., (8 tuổi, trú tại Hải Đông, Móng Cái) bị chấn thương sọ não, tụ máu ngoài màng cứng.
VTV.vn - Đến sáng 6/7, thế giới có trên 555,86 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,36 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
VTV.vn - Các dòng phụ BA.4 và BA.5 lây lan nhanh của Omicron được ước tính chiếm 70,1% tổng số các nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 ở Mỹ tính đến ngày 2/7.
VTV.vn - Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 8.632 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 142,13% so với cùng kỳ.
VTV.vn - Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ độ tuổi từ 1 - 12. Bỏng không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý mà còn có thể dẫn đến tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành cấp cứu thành công một trường hợp sản phụ bị sa dây rau.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 5/7, ghi nhận 989 ca mắc COVID-19 mới; có 9.759 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Đang đi xe máy, vạt áo mưa bất ngờ cuốn vào bánh xe khiến nam bệnh nhân (16 tuổi, ở Hòa Bình) bị ngã, đa chấn thương nghiêm trọng vùng sọ não, mặt hàm và ngực.
VTV.vn - Hằng năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều các trường hợp trẻ bỏng thực quản do nuốt phải hóa chất mà người lớn sử dụng.
VTV.vn - Một ngư dân gặp tai nạn lao động trên biển vừa được đưa về bờ mổ cấp cứu thành công.