Dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu quá cao

Theo Gia Bảo/ANTĐ, icon
03:30 ngày 31/08/2017

VTV.vn - Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC), hơn 29 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường nhưng hơn 8 triệu người trong số họ không biết mình mắc bệnh.

Ảnh minh họa

Khi không sớm được phát hiện và điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, tổn thương thận, thần kinh và mất thị lực. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thường khó phát hiện sớm vì rất khó nhận biết được đường huyết cao. Lượng đường huyết cao dần dần vì vậy, bạn khó nhận ra bệnh và các dấu hiệu thường rất mơ hồ. Dưới đây là 6 dấu hiệu bất ngờ cho thấy mức đường trong máu có thể quá cao.

Đi tiểu thường xuyên

Tăng số lần đi tiểu là dấu hiệu lượng đường trong máu có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo các chuyên gia y tế, khi đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng làm sạch ra ngoài qua nước tiểu. Kết quả là, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, bao gồm cả vào ban đêm. Vì khi cơ thể mất quá nhiều chất lỏng, bạn sẽ cảm thấy khát và miệng cũng sẽ khô.

Khát nước liên tục

Đi tiểu nhiều sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước. Bạn lúc nào cũng cảm thấy khát và khô miệng ngay cả khi uống cùng một lượng nước như mọi khi. Thêm vào đó, uống nhiều nước hơn cũng sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một tác dụng phụ của mất nước. Theo các chuyên gia y tế, nếu đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Việc thức dậy nhiều lần trong đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và kết quả là bạn sẽ ngủ ít hơn.

Thị lực giảm

Điểm vàng là một ống kính nhỏ ở trung tâm trong mắt. Nhưng khi lượng đường quá cao, chất lỏng có thể xâm nhập vào thấu kính và làm cho nó sưng lên. Sưng tấy có thể thay đổi hình dạng của ống kính, do đó tầm nhìn của bạn có thể bị mờ và không rõ ràng ngay cả khi bạn đeo kính.

Chảy máu lợi

Khi lượng đường trong máu cao, các vết thương khó lành hơn và vấn đề với nướu cũng xảy ra. Nướu có thể đỏ, sưng lên và dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Thông thường, cơ thể chống lại các vi trùng gây nhiễm trùng trong miệng nhưng đường huyết cao làm giảm khả năng chống lại các vi khuẩn tự nhiên trong miệng.

Xuất hiện rõ mạch máu dưới da

Lượng đường trong máu quá cao có thể làm tổn thương các mạch máu, bao gồm các mạch máu dưới da. Sự tổn thương này có thể dẫn đến mảng màu nâu nhạt hoặc vẩy màu trên da, đặc biệt là ở vùng dưới chân gây ngứa và thậm chí có thể gây đau đớn.

Bạn cũng có thể nhận thấy những mảng màu tối, nhợt nhạt trong nếp gấp da, đặc biệt là ở nách, háng hay cổ. Đường huyết cao cũng có thể làm cho tế bào da tái sản xuất nhanh hơn bình thường. Các tế bào mới có nhiều sắc tố hơn, có thể dẫn đến các đốm tối dưới da. Chúng có thể sẽ không đau đớn nhưng gây ngứa hoặc thậm chí có mùi.

Phát hiện sớm

Cảm thấy khát hoặc mệt mỏi một cách bất thường trong một hoặc hai ngày không phải là quá nghiêm trọng. Nhưng nếu các triệu chứng này xảy ra vài ngày hoặc kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây là những dấu hiệu rõ ràng về bệnh tiểu đường và bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu đường huyết cao, bạn có thể dùng thuốc để kiểm soát lượng đường. Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng nên thay đổi lối sống. Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm từ thực vật và ít đường có thể cải thiện đáng kể tình trạng tiền đái tháo đường và tiểu đường.

Ô nhiễm có thể gây bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ Ô nhiễm có thể gây bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ Uống rượu bia vừa phải giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2? Uống rượu bia vừa phải giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2? Người mắc bệnh tiểu đường cần ăn uống ra sao? Người mắc bệnh tiểu đường cần ăn uống ra sao?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục