Những ngày giáp Tết Nguyên đán, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt đầu sôi động nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm trà trộn vào hàng có chất lượng. Cùng với đó, thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nhiều thực phẩm rất dễ mốc, nếu chế biến và bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ gây ngộ độc.
Chị Nguyễn Mai Anh (trú tại phường Tân Lập, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết: Mỗi khi Tết đến, tôi thường đi chợ mua rất nhiều đồ ăn như thịt, cá, nem, chả, các loại nước uống… về dự trữ để dùng dần. Có lần cả nhà bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn thực phẩm Tết, đi khám thì bác sĩ cho biết bị ngộ độc thực phẩm. Rất may chỉ bị nhẹ nếu không cả nhà đã phải đón tết trong bệnh viện rồi. Từ đó, tôi không dám trữ nhiều thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh nữa, quá trình mua và chế biến thức ăn tôi cũng kỹ càng hơn.
Bà Hoàng Thị Khánh (trú tại phường Tân Tiến, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) thì chia sẻ: Mỗi dịp Tết đến, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người gia đình tăng cao, thị trường cũng bày bán rất nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc trong dịp tết, thực hiện theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, tôi luôn chọn mua thực phẩm ở các địa điểm có uy tín, thực phẩm phải tươi, ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo BSCKII Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, thời điểm Tết Nguyên đán rất dễ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Hiện nay, thời tiết đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nhiều thực phẩm rất dễ mốc, vi khuẩn dễ xâm nhập gây ngộ độc cho người sử dụng. Hơn nữa những ngày cận tết và ngày tết các thực phẩm (sống, chín và khô…) có sức tiêu thụ tăng gấp nhiều lần so với ngày bình thường, đa số người dân thường dự trữ số lượng nhiều rồi để tiêu thụ dần. Mặc khác, các sản phẩm như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát... có thể làm giả, làm nhái rất nhiều nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất là cao.
Khi người dân ăn hoặc uống các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn mới nhưng có chứa các chất bảo quản, phụ gia độc hại... sẽ dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Thông thường, sau khi ăn hoặc uống các thực phẩm vài phút, vài giờ hoặc vài ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng rối loạn về đường tiêu hóa.
Tùy theo từng nguyên nhân, mức độ nặng của bệnh mà xuất hiện các biểu hiện ban đầu của ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn, đau bụng (đau quặn từng cơn), tiêu chảy nhiều nước, phân có thể có máu, có thể có sốt. Thực tế, khi có các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm, nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan, chỉ ở nhà tự mua thuốc uống mà không biết rằng nếu ngộ độc thực phẩm, thời gian đến cơ sở y tế trễ có thể gây nguy kịch đến tính mạng và ảnh hưởng toàn thân như rối loạn ý thức, trụy mạch, hôn mê, ngừng thở… và tử vong.
Cũng theo BSCKII Trịnh Hồng Nhựt, khi ăn, uống, nếu nhận thấy các thức ăn không đảm bảo như thức ăn cũ có vị chua, ôi thiu, mùi lạ... hoặc người bệnh có các dấu hiệu như: buồn nôn, nôn, đau bụng quằn quại, tiêu chảy... cần làm cho chất độc hại thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Có thể dùng hai ngón tay ngoáy móc họng nhẹ nhàng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài, tránh làm quá mạnh sẽ gây tổn thương vùng hầu họng. Bệnh nhân cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh.
Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở. Người bị ngộ độc có dấu hiệu mất nước nhiều như nôn ói nhiều, tiêu chảy nhiều, cần phải bổ sung nước kịp thời như uống nhiều dung dịch oresol, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hay đi ngoài. Nên đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất vì mặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, song bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất cứ lúc nào. Vậy nên, người bị ngộ độc cần được sự trợ giúp và theo dõi từ nhân viên y tế.
Có thể thấy vấn đề an toàn thực phẩm dịp cuối năm vô cùng quan trọng, nếu không được chú trọng thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Do đó, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, việc quan trọng là phải biết chọn mua thực phẩm an toàn. Người dân cần tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin nhà phân phối, nhất là đối với bánh kẹo nhập khẩu.
Với các loại rau, quả tươi phải giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ. Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Khi lựa chọn mua thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn, cần nhận diện thông tin về nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đầy đủ rõ ràng trên sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh, thông tin về chất lượng, hướng dẫn bảo quản sử dụng, hạn sử dụng trên nhãn.
Mặt khác, không sử dụng thực phẩm khô, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có bị mốc, có thể chứa độc tố vi nấm nguy hiểm... Ngoài vấn đề lựa chọn thực phẩm, các thức ăn cần được nấu chín để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với các thức ăn như rau sống, cần phải rửa thật kỹ 2-3 lần trước khi ăn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.