Làm thế nào để vẫn ăn trứng trong khi kiếm soát mức cholesterol

Vân Ánh, icon
08:07 ngày 09/05/2018

VTV.vn - Trứng có nhiều cholesterol. Đó là lý do tại sao nhiều người muốn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cố gắng tránh trứng - để giảm nguy cholesterol cao.

Cholesterol cao có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney, Australia đã quyết định lật lại quan niệm này để xem những quả trứng tác động thực sự như thế nào tới sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu đưa 128 người mắc tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường típ 2 vào một vài chế độ ăn khác nhau để xem liệu nó có ảnh hưởng đến cholesterol của họ hay không. Một nhóm ăn từ 12 quả trứng trở lên mỗi tuần, trong khi một nhóm khác ăn ít hơn hai quả trứng mỗi tuần. Đó là một phần của nỗ lực giảm cân ba tháng, vì giảm cân là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên cho tiền tiểu đường hoặc những người mắc bệnh tiểu đường típ 2.

Sau giai đoạn giảm cân, bệnh nhân được khuyến khích duy trì chế độ ăn trứng như cũ trong một năm. Bệnh nhân trở lại để kiểm tra mỗi ba, sáu và 12 tháng.

Điều gây ngạc nhiên nhất là bệnh nhân ở cả hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể về lượng cholesterol, đường hoặc huyết áp của họ từ khi bắt đầu nghiên cứu cho tới khi kết thúc nghiên cứu - cho dù họ ăn bao nhiêu trứng.

Liệu nấu trứng như thế nào có quan trọng?

Có. Nói chung, trứng có rất nhiều dinh dưỡng. Trứng chứa 6 gram protein, 72 calo, chứa các chất dinh dưỡng tốt cho mắt, não và thần kinh, và chúng có 270 đơn vị vitamin A và 41 đơn vị vitamin D. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khuyên làm trứng luộc hoặc trần. Nếu chiên thì nên dùng dầu ăn không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu ô liu.

Điều này có nghĩa là tôi có thể ăn nhiều trứng như tôi muốn không?

Mọi thứ đều nên ở mức vừa phải.

Những gì bạn ăn cùng với trứng cũng rất quan trọng. Bơ, thịt xông khói, xúc xích, pho mát và bánh nướng xốp đều chứa chất béo bão hòa, và chúng có thể làm tăng cholesterol trong máu của bạn.

Một quả trứng lớn có hàm lượng chất béo bão hòa thấp - 1,6 gram - với tổng lượng chất béo là 5 gam, và ngoài ra, nó vẫn còn có các vitamin protein, sắt, khoáng chất và carotenoids.

Như vậy, ăn trứng thực sự làm tăng nguy cơ bị đau tim?

Không. Từ hơn 25 năm nghiên cứu, điểm mấu chốt được rút ra là đối với hầu hết mọi người, bao gồm trứng trong chế độ ăn uống của bạn không làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc bất kỳ loại bệnh tim mạch nào khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục