Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ca ghép tim này là một trong 4 ca ghép tạng được thực hiện vào ngày 14/5 tại bệnh viện. Bệnh viện tổ chức lấy ghép và điều phối ghép 4 mô tạng (gồm có: tim, gan, 2 thận) từ người hiến chết não để cứu sống 4 người bệnh. Tính từ đầu năm 2024, đây là trường hợp thứ 2 bệnh viện hỗ trợ, tư vấn vận động hiến đa mô tạng, cứu sống rất nhiều người đang hằng ngày, hằng giờ giành giật sự sống với bệnh tật hiểm nghèo.
Đặc biệt, trong cuộc đại phẫu thuật này, lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện ghép tim cho một bệnh nhân đã cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái (LVAD: Left Ventricular Assist Device, được hiểu là tim nhân tạo bán phần).
Trước đó, ngày 13/5, bệnh viện đã tổ chức hội chẩn đa ngành xuyên đêm để xây dựng kế hoạch ghép một cách kỹ lưỡng, đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, thuốc cho các ca ghép tiến hành tại bệnh viện.
Trong các ca ghép được tiến hành, ghép tim cho bệnh nhân đã cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái được đánh giá phức tạp nhất. Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Giám đốc bệnh viện cho biết: "Bệnh nhân ghép tim lần này đã từng được cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái LVAD cách đây 5 năm, nguy cơ của phẫu thuật là rất cao. Đây là bài toán khó cần phải giải được để mang lại hạnh phúc cho người bệnh, đồng thời khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, sẵn sàng chinh phục đỉnh cao y học của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108."
Trường hợp được ghép tim là một bệnh nhân nữ, 39 tuổi, Thanh Hóa, được chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối, phân suất tống máu giảm do bệnh cơ tim giãn. Cách đây 5 năm, bệnh nhân được cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái Model Heartware để chờ đợi cơ hội được ghép tim.
Đại tá TS.BS Ngô Vi Hải - Chủ nhiệm Khoa Ngoại lồng ngực, phẫu thuật viên chính của kíp ghép tim cho biết: "Trước ghép, chức năng tâm thu thất trái của bệnh nhân EF chỉ còn 15%. Bệnh nhân sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, nghĩa là nếu hệ thống ngừng hoạt động, bệnh nhân sẽ tử vong ngay".
Chia sẻ về những khó khăn của ca phẫu thuật lần này, TS.BS Ngô Vi Hải cho biết thêm: “Khó khăn của ca mổ này là bệnh nhân đã được mổ đặt LVAD, tim sẽ rất dính. Đặc biệt thực tế bệnh nhân này ca mổ trước đó không đóng màng ngoài tim, tim dính vào ngay mặt sau xương ức, khi mở ngực nếu không cẩn thận sẽ có nguy cơ thủng, rách buồng tim gây chảy máu ồ ạt. Khối máy LVAD cũng khá lớn, nằm ở vị trí sâu nhất trong khoang màng tim có nguy cơ dính rất nhiều vào các cơ quan lân cận như phổi, màng tim, cơ hoành cũng gây khó khăn rất nhiều cho việc bóc tách. Khó khăn thứ hai là cần phải điều khiển đồng bộ giữa hoạt động của hệ thống LVAD và máy tuần hoàn ngoài cơ thể sử dụng thay thế cho tim và phổi trong phẫu thuật. Đây là lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam nên chưa đơn vị nào trong nước có kinh nghiệm. Chúng tôi đã rất thận trọng tính toán mọi tình huống và đã đưa ra giải pháp chiến thuật hợp lý để thực hiện ca mổ một cách an toàn. Trên thực tế, chỉ riêng thời gian gỡ dính, cắt trái tim bệnh lý cùng với hệ thống LVAD ra khỏi cơ thể người bệnh mất tới 3 giờ và sau khi ghép xong, chúng tôi mất thêm 1 giờ nữa để cầm máu kỹ lưỡng các diện bóc tách. Việc đồng bộ giữa hệ thống LVAD và tuần hoàn ngoài cơ thể cũng được tiến hành thuận lợi'.
TS.BS Đặng Việt Đức cho biết: "Đặc biệt, dụng cụ hỗ trợ thất trái thế hệ thứ 3 (Heartmate 3) đã triển khai tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được FDA (Mỹ) coi là phương pháp duy nhất hiện nay thay thế tạm thời được ghép tim ở người bệnh suy tim giai đoạn cuối khi chưa có tim ghép".
Sau gần 1 tuần ghép, sức khoẻ của các bệnh nhân phục hồi tốt. Bệnh nhân ghép tim tiếp xúc tốt, đã rút nội khí quản, tự thở thoả đáng. Các bệnh nhân ghép gan, ghép thận hồi phục tốt, chức năng gan, thận đang cải thiện. Các bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và chăm sóc, điều trị 24/24.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.