Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ biến mất vì hôn nhân cận huyết

Ban Thời sự, icon
11:30 ngày 13/01/2016

VTV.vn - Nếu tình trạng hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục diễn ra thì một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ bị biến mất.

Nguồn ảnh: baodansinh.vn

Hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số là kết hôn với những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Theo các chuyên gia y tế và sinh học, con cái của những cặp hôn nhân cận huyết có nguy cơ mắc các bệnh tật di truyền như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, còi cọc, down, kém phát triển về trí não. Những đứa trẻ có cha mẹ cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh này cao gấp 10 lần so với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang diễn ra nghiêm trọng ở 5 dân tộc: Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Rơ Mâm, Brâu (Kon Tum) và những dân tộc có dân số khoảng dưới 1.000 người.

Lần đầu tiên, một đề án chiến lược với lộ trình 10 năm nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 2 - 3% số cặp tảo hôn và 3 - 5% số cặp kết hôn cận huyết thống. Sau đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên chúng tôi với ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Nói về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng cho biết: Đây là vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu và cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn hiện nay của đồng bào các dân tộc thiểu số".

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online!

 

Cùng chuyên mục