Mỹ: Bước tiến mới trong chữa trị Tiểu đường tuýp 1

VTV, icon
02:51 ngày 07/03/2014

Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã đạt được một bước tiến quan trọng trong việc chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 1.

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Học viện Gladstone ở San Francisco đã sử dụng một phương pháp mới để giải mã và sửa đổi về mặt di truyền tế bào da thành tế bào beta sản xuất insulin.

Nghiên cứu do Tiến Sĩ Sheng Ding đứng đầu, đã cho thấy sự thành công khi áp dụng trên chuột.

Các nhà khoa học đã chiết xuất các tế bào da từ con chuột và tái lập trình chúng để tạo nên các tế bào beta tiết ra insulin. Đây chính là khiếm khuyết của các bệnh nhân đái tháo đường type 1, khi các tế bào beta trong cơ thể không có khả năng tiết ra insulin, từ đó không thể hấp thụ được các loại đường như Glucose trong máu.

Thông thường, việc thay đổi cấu tạo gen của tế bào phải làm với tế bào gốc. Nhưng các nhà khoa học tại đại học Gladstone đã có thể biến đổi cấu tạo gen của tế bào đã có sẵn trong cơ thể. Để làm được điều đó, họ phải tiến hành một quá trình 2 giai đoạn. Bước đầu là chiết xuất các tế bào da từ con chuột và tái lập trình chúng tạo nên các tế bào nội bì có khả năng phát triển thành các cơ quan khác.

Các tế bào nội bì sau đó lại được tái lập trình một lần nữa, trước khi được cấy ghép trở lại vào tuyến tụy của con chuột mắc bệnh tiểu đường. Chỉ sau 8 tuần, các tế bào mới được cấy ghép trên sẽ phát triển thành các tế bào beta tiết ra insulin và sẽ sớm bắt đầu điều tiết lượng máu trong cơ thể con vật, qua đó xóa bỏ hoàn toàn bệnh tiểu đường.

Hiện các nhà khoa học đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn thử nghiệm trên tế bào người để xem liệu nó có tuân theo cơ chế tương tự.

Cùng chuyên mục