
Cụ thể: 2 trẻ tại thôn Tổng Kim, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên sau khi ăn sắn cao sản thì bị ngộ độc. Hậu quả: 1 trẻ 2 tuổi phải nhập viện điều trị và 1 trẻ 3 tuổi đã tử vong trên đường đến bệnh viện.
Theo kết quả xét nghiệm của của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia, hàm lượng Cyanide có trong mẫu sắn cao sản nói trên là 22mg/100g.
Trong sắn cao sản có chứa độc tố axit cyanhidric, loại độc tố làm cho các mô và các cơ quan trong cơ thể không sử dụng được oxy gây suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch gấp mấy chục lần sắn thường. Độc tố này có nhiều trong vỏ, ruột, lá sắn. Khi vào cơ thể, nó làm tế bào không hấp thụ được oxy, gây ngạt tế bào khiến bệnh nhân khó thở. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Hình ảnh sắn cao sản gây ngộ độc.
Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau ăn loại lương thực này. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy)và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, run, co giật…), có trường hợp sốt, ho…
Có rất nhiều địa phương trên địa bàn toàn tỉnh trồng sắn cao sản nhằm mục đích bán cho các xưởng chế biến thành tinh bột nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện tại đang vào vụ thu hoạch chính với số lượng rất nhiều.
Để phòng chống ngộ độc sắn cao sản như vụ việc nói trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai khuyến cáo: Người dân không nên sử dụng sắn cao sản để chế biến thành thực phẩm. Đối với các loại sắn thông thường khác, cần chế biến ngay khi dỡ sắn về, nếu chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất; trước khi chế biến cần lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt); khi luộc mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, nếu thấy có vị đắng không nên ăn; tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường để trung hòa bớt chất độc; không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu ngộ độc nạn nhân đang ngủ khó phát hiện; không nên trồng sắn gần cây xoan…
Khi bị ngộ độc sắn (say sắn), trước hết cần gây nôn cho bệnh nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận một trường hợp 53 tuổi với khối u khổng lồ vùng bả vai kéo xuống thắt lưng và vùng mông bên phải.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), trung tâm vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi bị di vật trong tai.
VTV.vn - Một loại thuốc kháng viêm giá thành thấp, tên là Colchicine, có thể giảm đáng kể nguy cơ biến chứng và tử vong do COVID-19.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện vừa phẫu thuật bóc tách thành công khối u đầu - thân tụy có kích thước lớn vào loại bậc nhất thế giới cho nữ bệnh nhân 36 tuổi.
VTV.vn - Một sản phụ mang song thai mắc biến chứng hiếm gặp (chỉ khoảng 1% các trường hợp mang thai gặp), vừa được các bác sĩ ở BVĐK Trung ương Cần Thơ cứu sống cả 3 mẹ con.
VTV.vn - Biến chứng thai kỳ liên quan đến dây rốn không phải ai cũng nắm được. Trong đó, hiện tượng dây rốn thắt nút, gây nguy hiểm rất lớn đến sự sống của thai nhi.
VTV.vn - Nhổ 4 răng khôn cùng lúc có được không? Ảnh hưởng của việc nhổ 4 răng khôn một lúc đến sức khỏe người bệnh như thế nào?
VTV.vn - Các quốc gia thuộc liên minh châu Âu có thể phải thay đổi kế hoạch tiêm chủng do nguồn cung vaccine không đáp ứng như dự kiến.
VTV.vn - Vệ sinh tay là một cách quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Nếu không có xà phòng và nước thì nước rửa tay khô là lựa chọn ưu tiên.
VTV.vn - Khoảng 6 trong 10 người Mỹ không biết khi nào hoặc đến đâu để tiêm vaccine ngừa COVID-19 - theo CNN.
VTV.vn - Bệnh nhân đau đầu gần 1 tháng nhưng uống thuốc không giảm, tình trạng đau đầu ngày càng tăng, thường xuyên hơn vào ban đêm.
VTV.vn - Malaysia vừa phát hiện thêm 11 ổ dịch mới, bao gồm 8 ổ dịch tại nơi làm việc, nâng tổng số ổ dịch tại nơi làm việc lên 225 địa điểm, chiếm tỷ lệ 64,3% ổ dịch mới.
VTV.vn - Tính đến 18h ngày 24/1, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam vẫn là 1.548 ca, trong đó, 1.411 ca bệnh đã được điều trị khỏi.
VTV.vn - Nỗi lo sợ những chiếc kim tiêm sẽ không còn với phát minh mới của PGS.TS Nguyễn Đức Thành cùng nhóm nghiên cứu tại Đại học Connecticut, Mỹ.
VTV.vn - Trẻ em ngay khi sinh ra dù chưa làm giấy khai sinh cũng được cấp mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời.