
Ngưu bàng có lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và so le ở trên thân, phiến lá to, rộng 50cm, gốc lá hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay gợn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả và rễ; tên dược liệu: ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô; ngưu bàng căn là rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 70oC.
Trong quả ngưu bàng chứa 25-30% dầu béo, chất lignan (lappaol A, B, C, D, E, F, chất đắng actiin - glucosid), daucosterol, inulin. Rễ chứa inulin (45-50%), tinh dầu, acid stearic, polyphenol, polyacetylen, phytohormon, xyloglucan...
Theo Đông y: Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Những người tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng không nên dùng.
Ngưu bàng căn có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu (loại acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật nhuận tràng, hạ đường huyết, có tác dụng với một số bệnh ngoài da.
Công dụng: Dùng ngưu bàng tử (quả) để chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi. Liều dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác. Dùng rễ (ngưu bàng căn) làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và bệnh ngoài da.
Một số bài thuốc có sử dụng ngưu bàng:
Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.
Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.
Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.
Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.
Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.
Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngưu bàng căn được dùng trong các món ăn bài thuốc sau:
- Gà hầm ngưu bàng căn: Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.
- Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: Dùng cho các trường hợp trĩ và trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.
- Bánh bột ngưu bàng: Ngưu bàng căn 15g tán mịn, bột gạo tẻ 80g thêm nước trộn đều nặn thành bánh bột, thả vào nước đậu phụ nấu, thêm hành, tiêu, gia vị, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, hoặc nghẽn mạch tạm thời liệt mặt, động kinh máy giật vùng mặt mắt.
- Canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, cà rốt, nấm đông khô được coi là thuốc chữa bách bệnh có khả năng ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư; mỗi ngày dùng khoảng 30g ngưu bàng căn.
Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.
- Nước ép ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước 20ml, cho uống sau khi ăn. Dùng cho các trường hợp kích ứng bồn chồn, hồi hộp lo lắng, mất ngủ.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống ngộ độc rượu sau khi ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn.
VTV.vn - Nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân bị mắc viêm phổi do COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn so với những người khác.
VTV.vn - CBD hay Cannabidiol là một hoạt chất thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm, hạn chế lão hóa.
VTV.vn - Trong năm 2022, Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ đã nhận điều trị cho khoảng 2.000 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, quy trình cấp cứu tối ưu, tỷ lệ tái thông khoảng 6.5%.
VTV.vn - Trong những ngày gần đây sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn khiến những người có bệnh lý về đường hô hấp dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
VTV.vn - Trong 3 ngày hoạt động sau kỳ nghỉ Tết, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh chủ yếu là tim mạch, tăng huyết áp, gout...
VTV.vn - Sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, đặc biệt là virus cúm.
VTV.vn - Để đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị, năm 2023, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bến Tre phấn đấu vận động, tiếp nhận 12 nghìn đơn vị máu.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 1/2, ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 mới; có 17 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Số ca mắc COVID-19 hàng ngày tại Hàn Quốc đã tăng từ mức thấp nhất trong 7 tháng là hơn 7 nghìn ca ngày 30/1 lên hơn 20 nghìn ca hôm nay.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa gắp thành công dị vật là pin cúc áo trong mũi bé 4 tuổi.
VTV.vn - Tiêu chảy do Rotavirus là bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện nôn, tiêu chảy, đau bụng, ăn uống kém dẫn đến mất nước, mất các chất điện giải...
VTV.vn - Giảm đau ngoài màng cứng không chỉ áp dụng ở phụ nữ sau sinh còn được áp dụng trong giảm đau sau mổ, ở bệnh nhân chấn thương ngực và bệnh nhân viêm tụy cấp.
VTV.vn - Bệnh nhân 41 tuổi, vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng hôn mê sâu do xuất huyết thân não.
VTV.vn - Sau Tết Nguyên đán, tình trạng nhập viện do uống nhiều rượu bia tăng cao.